Nhựa Đồng Nai (DNP): Quy mô tăng trưởng thần tốc nhờ M&A nhưng lợi nhuận chỉ như muối bỏ bể, cổ phiếu tăng gần 50% trong tuần qua
Nhựa Đồng Nai là công ty chủ chốt trong "hệ sinh thái DNP" của ông Vũ Đình Độ đang làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán gần đây. Quy mô Nhựa Đồng Nai tăng trưởng nhanh chóng, nhưng lợi nhuận thu về lại rất nhỏ khi so sánh với mức quy mô đó.
- 17-03-2022Ma trận sở hữu của hệ sinh thái "DNP-Tasco" đang dậy sóng trên sàn: Liên tiếp M&A hàng chục công ty, lặp lại phương pháp thành công của Gelex?
- 16-03-2022Nhóm DNP tiếp tục là tâm điểm thị trường: 4 mã tăng trần, 1 cổ phiếu tăng từ dưới mệnh giá lên gần 50.000 đồng chỉ sau nửa năm
- 15-03-2022Thị trường đỏ lửa, nhóm cổ phiếu liên quan lãnh đạo DNP vẫn tăng trần, nhận diện "game" thâu tóm 1 loạt doanh nghiệp từ Tasco, Savico, Ninh Vân Bay đến VC9
Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP) là công ty được tổ chức theo mô hình công ty đầu tư (Investment Holding). DNP gồm nhiều đơn vị thành viên, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản xuất và kinh doanh nước sạch. Ngoài ra DNP còn hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ống nước, nhựa công nghiệp, sản xuất và phân phối gạch men.
Trong tuần qua khi nhóm cổ phiếu "DNP-Tasco" nổi sóng, DNP là một trong những mã tăng mạnh nhất với 4/5 phiên tăng trần, thị giá tăng vọt 47% từ 19.500 lên 28.700 đồng. Ở mức giá hiện tại thì vốn hóa của DNP vẫn khá nhỏ, đạt 3.400 tỷ đồng.
Sau một thời gian dài đi ngang, DNP bất ngờ tăng gần 50% trong tuần trước
Năm 2012, ông Vũ Đình Độ bắt đầu tham gia vào DNP và giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2014, ông Vũ Đình Độ giữ chức Tổng giám đốc DNP. Một năm sau, ông chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT DNP, đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp này có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô.
Từ năm 2014, quy mô tài sản của DNP bắt đầu tăng trưởng thần tốc, đặc biệt năm 2016, quy mô tài sản đã tăng gấp 3,5 lần năm 2015. Trong vòng 8 năm qua, từ 2014 – 2021, quy mô DNP đã tăng hơn 33 lần.
Công ty sử dụng nợ khá nhiều, năm 2021, tổng nợ của DNP vượt 10.000 tỷ đồng và cao gấp 2,6 lần vốn chủ sở hữu.
Đến hết 2021, DNP đang có 4 công ty con sở hữu trực tiếp và 21 công ty con sở hữu gián tiếp, cùng với 9 công ty liên kết. Sau đợt phát hành cổ phiếu tháng 12/2021, vốn điều lệ hiện tại của DNP là 1189 tỷ đồng.
Đi kèm với sự tăng trưởng về quy mô hoạt động, doanh thu thuần của công ty cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2014 - 2021, khi tăng 9,6 lần. Năm 2021, doanh thu thuần của DNP đạt 6.346 tỷ đồng, tăng 92,6% so với năm 2020.
Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại khá khiêm tốn chỉ ở mức vài chục tỷ đồng, và lại còn sụt giảm từ năm 2016 đến nay. Sau khi tăng trưởng liên tục và đạt đỉnh với 96 tỷ đồng vào năm 2016, thì đến năm 2021, lợi nhuận sau thuế của DNP chỉ còn 16 tỷ đồng, bằng 59% so với năm 2020 và chỉ bằng 17% so với năm 2016.
Thậm chí, năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty còn âm 17 tỷ đồng, nhờ có khoản lợi nhuận khác đạt hơn 53 tỷ đồng công ty mới có lãi trong năm nay.
Biên lợi nhuận ròng của DNP là 0,25%, hệ số sinh lời trên tổng tài sản ROA của công ty chỉ khoảng 0,03%, thấp hơn hẳn so với chỉ số chung của ngành.
Mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm DNP-Tasco
Trí Thức Trẻ