Nhức nhối nạn buôn bán thận ở Ấn Độ
Bộ Y tế Ấn Độ đã ra lệnh điều tra Bệnh viện Indraprastha Apollo - một mắt xích của chuỗi bệnh viện tư nhân Apollo Hospitals lớn nhất đất nước.
- 12-12-2023Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi máy bay "chết máy" giữa không trung?
- 12-12-2023Mỹ công bố số liệu CPI ngay trước cuộc họp lãi suất của FED: Không có bất ngờ lớn, lạm phát liệu đã được “ghìm cương”?
- 12-12-2023Chủ tịch tập đoàn lớn giả làm thợ xây và món quà khủng tặng người công nhân nghèo
Quyết định được đưa ra sau khi cơ sở y tế này bị cáo buộc liên quan vụ mua bán thận bất hợp pháp của một số công dân đến từ nước láng giềng. Tổ chức Cấy ghép mô và nội tạng quốc gia (trực thuộc Bộ Y tế Ấn Độ) yêu cầu ngành y tế phải kiểm tra, thực hiện hành động thích hợp và cung cấp báo cáo hoạt động trong vòng một tuần.
Tờ The Telegraph mô tả vụ bê bối là "dùng tiền đổi thận". Theo tờ báo, nhiều người trẻ tuổi đến từ một số ngôi làng ở Myanmar được đưa đến bệnh viện này và bị dụ dỗ bán thận cho những bệnh nhân giàu có. Họ bị dụ đóng vai người thân của người nhận. Những người bán thận được phẫu thuật tại Bệnh viện Indraprastha Apollo.
Theo quy định, chỉ thành viên trong gia đình mới được phép hiến tạng cho nhau.
The Telegraph còn chỉ đích danh bác sĩ Thet Oo - người chịu trách nhiệm chăm sóc các trường hợp ghép thận tại Indraprastha Apollo tiến hành các ca cấy ghép. Sau cuộc tranh cãi, lãnh đạo hệ thống Bệnh viện Apollo Hospitals sa thải bác sĩ Thet Oo.
Chuỗi y tế tư nhân Apollo Hospitals trong năm 2022 đã thực hiện 1.641 ca cấy ghép nội tạng.
Tháng 8/2016, có 5 bác sĩ và 9 người liên quan, trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị Bệnh viện tư Hiranandani ở thành phố Mumbai, bị bắt do tham gia đường dây buôn thận. Trước đó, cảnh sát nhận được tin báo về các vụ ghép thận diễn ra bên ngoài bệnh viện Hiranandani do chính các bác sĩ tại đây lên lịch.
Cảnh sát cho biết, kẻ đứng sau những phi vụ này là Bhijendra Bisen. Bisen cùng các con buôn khác chuyên dụ dỗ những người nghèo ở bang Gujarat bán thận với giá khoảng 3.000 USD sau đó bán lại ở chợ đen thu lợi lớn. Trong hầu hết các ca mổ, người hiến và nhận thận không có mối quan hệ nào và toàn bộ thông tin, tên tuổi đều bị khai man.
Không chỉ buôn bán, còn có cả những phi vụ “cướp thận”. Ngày 3/10, Cảnh sát Pakistan thông báo triệt phá đường dây lấy thận phi pháp tại miền đông bắc nước này. Kẻ cầm đầu đường dây “cướp thận” là Fawad Mukhtar, bị cáo buộc lấy thận của hơn 300 người và bán cho các khách hàng giàu có. Băng nhóm “cướp thận” này hoạt động tại Punjab và vùng Kashmir thuộc Pakistan.
Thủ hiến Mohsin Naqvi của tỉnh Punjab cho biết, những cuộc giải phẫu "lậu" được tổ chức tại nhà riêng và thường được thực hiện trong lúc người bị lấy thận không hề hay biết. Mỗi quả thận được bán với giá tối đa 10 triệu rupee (gần 3 tỷ đồng).
Đại Đoàn Kết