MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19?

10-12-2021 - 07:27 AM | Tài chính quốc tế

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19?

Bước vào năm 2021, người ta hy vọng có thể phủ vắc xin, qua đó thanh toán đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, niềm hy vọng đã nhanh chóng biến thành cơn ác mộng với những thành phố hết cả chỗ chứa thi thể người tử vong vì dịch bệnh.

Năm 2021 bắt đầu với hy vọng vắc xin nhanh chóng được đưa vào tiêm chủng ở mọi nơi trên thế giới. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của các nhà sản xuất thuốc và các nhà khoa học làm dấy lên hy vọng nhân loại sẽ sớm ngăn chặn thành công đại dịch. Công nghệ mRNA thực sự tạo ra đột phá và vắc xin được tạo ra với tốc độ nhanh chưa từng có.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã không như những gì chúng ta dự đoán. Khi vắc xin bắt đầu được tiêm, virus cũng đã biến đổi mạnh mẽ. Thậm chí, chúng còn biến đổi nhanh hơn so với nỗ lực tiêm chủng của nhân loại. Năm chủng virus mới được Tổ chức Y tế Thế giới gắn mác "đáng lo ngại" và một trong số chúng đã càn quét Ấn Độ và lan ra khắp thế giới. Nó tạo ra sự tàn phá chưa từng có kể từ đầu đại dịch.

Biến thể Delta, với khả năng lây nhiễm mạnh, đã hạ gục cả thế giới khi tốc độ tiêm chủng ì ạch. Những người không tiêm chủng, dù là những người chưa muốn tiêm ở các nước giàu hay những người chưa có cơ hội được tiêm ở các nước nghèo, đều bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống y tế toàn cầu, từ các nước lớn tới nước nhỏ, đều bị đánh gục.

Khi phương Tây bắt đầu được tiêm phòng, họ tái mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội. Đó là mảnh đất màu mỡ cho biến thể Delta. Cuối mùa hè, một thời gian sau khi các biện pháp đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập được gỡ bỏ, số người chết ở Mỹ đã tăng trở lại mốc đỉnh của dịch năm 2020.

Tốc độ tiêm chủng cũng đã được đẩy nhanh. Khi vắc xin mới được đưa vào tiêm phòng hồi tháng 2, người ta tính toán cần tới 7 năm để tiêm chủng cho 75% dân số toàn cầu. Sau đó, tốc độ sản xuất và tiêm chủng đã tăng đáng kể. Thế giới cần 5 tháng để tiêm mũi đầu cho 75% dân số.

Tuy nhiên, con số 75% đã không còn ý nghĩa khi biến thể Delta lây lan khắp thế giới. Người ta cho rằng cần đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 90% mới có thể ngăn chặn dịch bệnh. Một số quốc gia đã tính tới việc tiêm mũi nhắc lại. Những ngày cuối năm, sự xuất hiện của biến thể Omicron tiếp tục khiến thế giới phải xem lại hiểu biết của mình về Covid-19.

Bất cân bằng trong tiếp cận vắc xin là vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, đó lại không phải điều tồi tệ duy nhất. Thông tin sai lệch về vắc xin khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm đột ngột ở một số nơi như Mỹ, Hồng Kông, châu Âu…, khiến hàng triệu liều vắc xin hết hạn trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở châu Phi rất thấp vì không có thuốc. Bạo loạn nổ ra ở châu Âu vì các biện pháp tái phong tỏa.

Tuy nhiên, khi năm 2021 sắp kết thúc, vẫn còn những lý do cho sự lạc quan. Sau khi theo đuổi những chiến lược khắt khe suốt 2 năm qua, thế giới hầu hết đã thống nhất về việc sống chung với virus. Pfizer Inc. và Merck & Co. đều đã phát triển thuốc kháng virus để có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do nhiễm bệnh.

Sau 2 năm chống chọi với đại dịch, vắc xin đang được phân phối công bằng hơn. Lối sống của con người cũng đã thay đổi và hình thành một bình thường mới. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là năm 2022, virus sẽ dạy chúng ta nhiều hơn những chữ cái Hy Lạp, vốn được dùng để đặt tên cho các biến thể, có thể làm.

Dưới đây là những hình ảnh cho thấy đại dịch Covid-19 khủng khiếp tới mức nào trong năm 2021:

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 1.

Khủng hoảng oxy là điều thế giới được nếm trải trong năm 2021, khi biến thể Delta bùng phát khắp nơi, khiến số ca nặng tăng đột biến.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 2.

Quần áo những người thiệt mạng vì Covid-19 bị vứt trên mái một lò hỏa táng ở Ấn Độ hôm 30/4.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 3.

Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 5/11. Hiện nay, Trung Quốc cũng là quốc gia hiếm hoi vẫn theo đuổi cách tiếp cận Zero Covid-19. Tuy nhiên, những đợt bùng phát liên tiếp đang tạo ra thách thức to lớn cho chiến lược này.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 4.

Một trẻ nhỏ được tiêm vắc xin tại Michigan, Mỹ hôm 4/11. Vắc xin của Pfizer đã được cấp phép để tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên tại Mỹ.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 5.

Những nấm mồ dành cho nạn nhân Covid-19 ở Jakarta, Indonesia hôm 18/8.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 6.

Các bệnh nhân Covid-19 nặng nằm điều trị tại một bệnh viện ở Sao Paulo, Brazil hôm 19/3. Brazil là một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 7.

Olympic không khán giả tại Tokyo hôm 7/8.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 8.

Người dân đứng nhìn đội tiêm phòng tới một ngôi làng ở bang Jammu and Kashmir, Ấn Độ hôm 3/8. Biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, đã tạo ra cơn ác mộng thực sự ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới và nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 9.

Người dân tập trung biểu tình phản đối việc siết chặc các quy định với những người chưa tiêm vắc xin tại New York, Mỹ. Là quốc gia có lượng vắc xin hàng đầu thế giới nhưng Mỹ phải đối mặt với tình trạng người dân chần chừ, thậm chí từ chối tiêm vắc xin.

Những bức ảnh hơn vạn lời nói: Năm 2021 đi từ hy vọng tới ác mộng như thế nào vì biến thể Covid-19? - Ảnh 10.

Hộ chiếu vắc xin đang ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Những thông tin giúp xác định tình trạng tiêm vắc xin của một người, qua đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Hộ chiếu vắc xin cũng đang nổi nên như một biện pháp hữu hiệu nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên