Những cách sơ cứu sai lầm rất nhiều người mắc phải
Sơ cứu là kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần biết. Nhưng nếu như bạn không đủ kiến thức, sơ cứu sai cách có thể khiến tình trạng nạn nhân thêm tồi tệ hơn.
Dưới đây là những lỗi sơ cứu mà rất nhiều người mắc phải.
Bước đầu tiên khi sơ cứu cần kiểm tra mạch, hơi thở và kích thước đồng tử trong mắt nạn nhân có thay đổi khi trong ánh sáng và bóng tối hay không, đồng tử sẽ co lại khi có ánh sáng. Nếu không có các dấu hiệu của sự sống, hãy thực hiện hồi tim cấp cứu ngay lập tức.
1. Trong trường hợp chảy máu trầm trọng
Trong trường hợp này rất nhiều người mắc lỗi thắt chặt garo lên trên vết thương ngay lập tức
Điều đầu tiên bạn cần làm là cầm máu bằng cách ép chặt động mạch gần vết thương nhất. Sau đó, bạn nên thực hiện băng bó vết thương bằng khăn vô trùng.
Garo chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp để thắt chặt lên phần da phía trên vết thương và càng gần càng tốt.
Lưu ý: Garo băng vết thương nên được nớt ra 10-15 phút mỗi giờ băng, khi đó bạn phải ấn chặt động mạch. Sau đó, tiếp tục băng lại nhưng không được để quá 30 phút.
2. Trong trường hợp chảy máu mũi
Sai lầm chính: Ngửa đầu ra sau
Trong trường hợp này, bạn nên để nạn nhân ngồi xuống, hơi ngả đầu về phía trước để máu chảy và dùng tay ấn phần mũi trong không quá 10 phút.
Lưu ý, không được dùng bông băng để nút mũi. Nếu máu chảy không ngừng trong 15 phút hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
3. Hạ bị thân nhiệt
Sai lầm chính: Ngâm bệnh nhân trong nước nóng, bôi dầu hoặc vaseline lên cơ thể người bệnh để làm tăng thân nhiệt.
Trong trường hợp này, bạn nên để người bệnh vào phòng ấm và đắp chăn cho bệnh nhân. Đảm bảo rằng bệnh nhân đang được mặc quần áo khô rồi mới được đắp chăn ấm. Sau đó, cho bệnh nhân dùng bữa nóng và uống đồ ngọt.
Lưu ý tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng đồ uống có cồn bởi nó có thể làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt.
4. Bệnh nhân bị ngừng tim
Sai lầm chính: Thực hiện cách sơ cứu giống nhau ở tất cả các lứa tuổi.
Đối với người lớn, bạn phải dùng 2 tay, 2 bàn tay đè lên nhau, gót bàn tay ấn lên ngực và ngón cái hướng về cằm hoặc chân nạn nhân. Nếu nạn nhân là thiếu niên, bạn áp dụng cùng hành động trên nhưng phải dùng cả lòng bàn tay. Nếu là trẻ em, bạn nên ấn bằng hai ngón tay.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể thực hiện các động tác này khi nạn nhân được đặt trên một mặt thẳng và rắn chắc.
5. Khi bị bỏng
Sai lầm chính: Cởi đồ và chọc thủng lớp da bị phồng rộp.
Để sơ cứu người bi bỏng, bạn nên đặt họ ngồi xuống và dùng quần áo không bắt lửa để dập lửa. Sau đó gọi cấp cứu.
Nếu vết bỏng nhẹ và mô không bị thương sâu, bước đầu tiên bạn phải rửa dưới nước trong vòng 20 phút. Sau đó dùng băng vô trùng hoặc đặt đá lạnh hay bất cứ thứ gì lạnh lên trên.
Lưu ý: Nếu vết bỏng quá nặng, bạn nên cho nạn nhân uống một ít nước muối hoặc nước khoáng.
6. Tắc nghẽn đường thở
Sai lầm chính: Dùng phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich (tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào hai buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành) dù nạn nhân đang bất tỉnh.
Nếu nạn nhân bị tắc nghẽn đường thở hoặc bất tỉnh, bạn nên để họ nằm ngửa, sau đó ngồi lên đùi họ. Sau đó, đặt tay lên sườn họ rồi ấn xuống. Nghiêng người nạn nhân sang một bên rồi lấy dị vật trong miệng ra ngoài bằng ngón tay đã được bọc vải.
Lưu ý: Nếu áp dụng phương pháp Heimlich cho nạn nhân là bà bầu, bạn phải ấn ở trên lồng ngực.
7. Khi bị trật khớp
Sai lầm chính: Cố bẻ khớp về vị trí cũ
Thực tế, chúng ta chỉ có thể biết khớp lệch thế nào thông qua chụp X-quang. Đó là lý dao tại sao chúng ta không nên tự nắn khi bị trật khớp. Điều duy nhất bạn nên làm là đừng để nạn nhân cử động phần vị trí cơ thể bị thương. Bạn có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ phẳn và hẹp nào đó để cố định vết thương.
Chú ý: Không băng chỗ bị thương quá chặt để máu được lưu thông bình thường.
8. Trong trường hợp bị ngộ độc
Sai lầm chính: Không cho bệnh nhân uống đủ nước
Để làm sạch dạ dày, mỗi người nên uống 10-20 cốc nước. Sau 1,5-2 cốc, nước sẽ trào ra. Để giúp người bệnh nôn ra, hãy dùng hai ngón tay ấn phần gốc lưỡi gần họng. Lặp lại hành động nhiều lần đến khi nước trong suốt.
Lưu ý: Không tiến hành rửa dạ dày trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh.
9. Khi bị rắn cắn
Sai lầm chính: Cố hút nọc độc rắn cắn ra ngoài.
Trong trường hợp này, bước đầu tiên là nên đặt nạn nhân nằm xuống để chất độc không lan truyền. Nếu một bên chân bị căn, buộc cố định với chân còn lại, nếu bị cắn ở tay, buộc cố định tay vào cơ thể. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, hãy thực hiện hồi sức tim phổi.
Lưu ý: Trong trường hợp bị rắn cắn, tuyệt đối không dùng dây buộc vì nó không ngăn được chất độc lan truyền và có thể gây hoại tử.
10. Trong trường hợp bị đau bụng dưới
Sai lầm thường gặp: Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt.
Chúng ta thường cố gắng làm giảm cơn đau bằng cách uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng cơn đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chúng ta có thể vô tình đang bỏ qua những căn bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.
Lưu ý: Khi có dấu hiệu đau bụng dưới dữ dội, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
*Theo Brightside
Trí thức trẻ