MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những “căn bệnh” còn thách thức thị trường bất động sản

27-09-2021 - 13:37 PM | Bất động sản

Những “căn bệnh” còn thách thức thị trường bất động sản

Dịch bệnh đã mang đến nhiều thử thách lớn cho thị trường trong gần 2 năm qua. Tuy có giai đoạn tăng trưởng nhưng các yếu tố ngoại vi cũng đã làm chững lại quá trình tăng trưởng từ đó, mang đến tâm lý hỗn loạn, lo lắng cho nhà đầu tư.

Tâm lý nhà đầu tư bị xáo trộn, nhiều thách thức với thị trường khi dịch đợt 4 kéo dài

Dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài khiến mọi hoạt động của thị trường BĐS bị đảo lộn. Mặc dù là yếu tố ngoại vi nhưng gần như so với các đợt dịch khác, dịch lần này sức tàn phá nặng nề hơn. Gần như các hoạt động mua bán BĐS phải dừng lại do giãn cách xã hội kéo dài, nguồn cung lẫn sức cầu giảm sút; đồng thời tâm lý của NĐT cũng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Dĩ nhiên, nhu cầu BĐS vẫn còn rất lớn trên thị trường BĐS.

Thách thức đầu tiên dễ nhận thấy trên thị trường BĐS là tại các đô thị lớn (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang) và nhiều tỉnh thành trên cả nước, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh.

Thứ hai, lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh bởi nguyên nhân: hệ lụy từ lượng cung sụt giảm, giá bất động sản "đứng" do dịch; tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản bị siết mạnh làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ.

Những “căn bệnh” còn thách thức thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Thứ ba, Tâm lý e ngại, lo sợ từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng khi thị trường xuất hiện nhiều dự án bất động sản không phù hợp với quy định pháp luật.

Thứ tư, sự lệch pha cung - cầu có biểu hiện mạnh. Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, ngày càng khan hiếm nhà ở giá rẻ, bình dân dành cho người có thu nhập thấp. Phân khúc căn hộ cao cấp phát triển mạnh, phù hợp nhóm đối tượng khách nước ngoài nhưng lại bị giới hạn số lượng căn hộ tại mỗi dự án dành cho nhóm khách hàng này.

Thứ năm, giá đất ở một số địa phương bị đẩy lên quá cao, nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị đã tạo giá ảo.

Tuy vậy, có điều dễ nhận thấy là lực cầu trong năm luôn duy trì ở mức cao. Đặc biệt những dự án có pháp lý đầy đủ, được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và được thực hiện bởi những nhà phát triển có uy tín, giá bán phù hợp…

8  "căn bệnh" còn tồn tại dai dẳng với thị trường BĐS

Báo cáo thị trường bất động sản quý 2 do Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ xây dựng, công bố đã chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại thị trường địa ốc.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng thủ tục đầu tư dự án bị kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường bất động sản...

Thứ hai, cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế.

Thứ ba, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và thiếu thống nhất; chưa đảm bảo công khai, minh bạch (như thông tin về quy hoạch, các dự án được thế chấp ngân hàng, tính pháp lý của từng dự án...) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số địa phương.

Những “căn bệnh” còn thách thức thị trường bất động sản - Ảnh 2.

Thứ tư, giá nhà ở, đặc biệt là tại khu vực đô thị, có xu hướng tăng so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân là do giá đất tại một số địa phương được điều chỉnh tăng, giá một số vật liệu xây dựng trong thời gian qua cũng tăng đột biến….

Thứ năm, vẫn còn các dự án BĐS chưa đủ  hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh vẫn đưa ra giao dịch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đồng thời gây mất trật tự an ninh xã hội.

Thứ sáu, giao dịch bất động sản sơ cấp khó kiểm soát, nhiều rủi ro cho khách hàng do không bắt buộc thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản.

Thứ bảy, hoạt động môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt, đặc biệt là các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản tự do, không được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, còn khá phổ biến.

Thứ 8, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở còn chậm, khó khăn kéo dài trong nhiều năm dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện của người dân và ảnh hưởng tới giao dịch của thị trường bất động sản.

Bảo Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên