Những câu hỏi "giải mã" động lực thành công của ông chủ biến 75 đô thành 69 triệu USD!
Tim Chen từng là một nhà phân tích quỹ đầu cơ. Sau khi mất việc vào năm 2009, anh nảy ra ý tưởng xây dựng một website về tư vấn tài chính khi em gái xin lời khuyên về việc sử dụng thẻ tín dụng.
- 03-12-2016Đây là lý do vì sao ngồi quán cà phê làm việc còn hiệu quả hơn là lên văn phòng
- 03-12-2016Stephen Hawking: "Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại"
- 03-12-2016Mải mê làm từ thiện, tác giả Harry Potter để tuột mất danh hiệu tỷ phú thế giới
Website Nerdwallet của Tim là nguồn tài nguyên trực tuyến giúp mọi người cập nhật thông tin từ ngân hàng về tài khoản tín dụng và tư vấn cách đầu tư tài chính. Tim tin rằng, không có chuẩn mực chung cho vấn đề tài chính của mỗi người, vì vậy Nerdwallet tập trung vào phương án cho từng cá nhân.
Ông chủ của Nerdwallet
Bắt đầu với doanh thu 75 USD trong năm đầu tiên, hiện nay, doanh thu của Nerdwallet đã lên tới 69 triệu USD, với 450 nhân viên và hơn 7 triệu lượt người dùng mỗi tháng.
Chia sẻ với Enterpreneur, Tim Chen tiết lộ 17 câu hỏi đã trở thành động lực thôi thúc anh khởi nghiệp:
1. Bắt đầu mỗi ngày như thế nào?
Tim thường không làm việc vào buổi sáng. Thời gian này, anh dùng để suy nghĩ về các mục tiêu trong ngày và sắp xếp lịch trình cho 24 tiếng.
Nếu không dừng lại để lên kế hoạch, bạn sẽ không có thời gian dành cho những điều quan trọng.
2. Kết thúc mỗi ngày?
Trước khi ngủ, Tim và vợ dành thời gian để nói chuyện về những việc đã xảy ra trong ngày. Đó là cách giúp anh đánh giá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thói quen này giúp bạn có thể biết nên làm gì tiếp theo và làm thế nào để tốt hơn. Nhìn lại mỗi ngày thực sự là một thói quen hạnh phúc.
3. Cuốn sách nào khiến tâm trí bạn thay đổi ?
Cuốn sách ưa thích của Tim Chen là Nguyên tắc của Ray Dallio. Cuốn sách đưa ra các lập luận thuyết phục về lí do nhiều người không đạt được thành công và đáp ứng được yêu cầu công việc. Qua đó, Ray Dallio nói về cách ông hành động để đạt được thành công.
Cuốn sách gây ấn tượng với Tim bởi anh nghĩ rằng, chính cái tôi là thứ ngăn cản chúng ta đối mặt với sự thật. Nếu điều gì đó hoạt động không đúng, bạn nên dừng lại và suy nghĩ về nguyên do thay vì tiếp tục mắc những sai lầm tương tự.
4. Bạn đề xuất cuốn sách nào cho người khác? Lí do?
Tim Chen thường quan tâm đên blog Farnam Street. Nội dung blog nói về một niềm tin tiềm ẩn cho những mô hình về tinh thần giải thích cách thế giới vận hành. Tim tin rằng, mọi sự sáng tạo và cách giải quyết vấn đề là cách các mô hình tinh thần giao thoa. Khi học một điều mới, nó sẽ giải thích tương ứng cho những vấn đề tương tự của bạn. Ông chủ Nerdwallet thường suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến nhau và phát hiện ra câu trả lời hợp lý, cách vận dụng những khái niệm vào thực tế.
5. Làm thế nào để tập trung?
Mỗi thứ hai, Tim sẽ viết ra 2 mục tiêu quan trọng của tuần và tổng kết những điều anh đã thực hiện được vào cuối tuần. Tim thường xuyên chia sẻ những mục tiêu với nhân viên qua email. Đó là phương thức tuyệt vời để lên danh sách công việc cần làm cho nhân viên của bạn mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Những gì Tim chia sẻ cũng chính là thứ anh mong muốn nhân viên thực hiện.
6. Ước mơ thời trai trẻ?
Tim lớn lên ở Houston gần trung tâm kỹ thuật của NASA. Anh đã luôn mơ ước trở thành một kĩ sư hàng không vũ trụ. Những chiếc máy bay không lồ thực sự là niềm mơ ước đối với mọi cậu bé.
7. Ông chủ tệ nhất đã dạy anh bài học gì?
Cái tôi quá lớn là một vấn đề. Khi làm việc tại quỹ đầu tư, những ý tưởng của Tim Chen thường không được trọng dụng. Cái tôi khiến Tim khá khó khăn khi đối mặt với sự thật này.
8. Ai ảnh hưởng đến cách tiếp cận công việc nhiều nhất?
Khi rời khỏi công việc ở quỹ đầu tư, Tim cho rằng thành lập công ty là một lựa chọn đúng đắn. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Trong thời gian qua, Tim đã học được nhiều điều từ chính nhân viên của Nerdwallet. Anh biết cách tiếp cận với nhiều điều mới bằng một tâm trí cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận. Mỗi người có một tài nguyên để góp sức vào công việc chung.
9. Điều gì khơi cảm hứng cho bạn?
Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều tiềm năng ở các lĩnh vực khác nhau. Tim thực sự hào hứng với việc nắm bắt cơ hội thay đổi và thực hiện nó. Ông chủ Nerdwallet tin rằng những sự kết hợp có thể nảy sinh ra nhiều tiềm năng mới. Hợp tác với đúng người giúp bạn khai sáng và tìm ra con đường đúng đắn.
10. Ý tưởng kinh doanh đầu tiên của Tim
Khi mới học lớp 8, anh có ý tưởng kinh doanh Magics Cards đầu tiên. Tim mua các gói Magics cards với giá rẻ sau đó bán lẻ cho bạn cùng lớp để lấy lãi.
11. Lời khuyên quan trọng nhất ?
Một CEO từng nói với Tim, cơ hội của mỗi người giống như một đồ thị. Một trục là những điều bạn đã làm được và một trục là những điều thất bại. Những sai lầm trong quá khứ không đủ để đánh giá nhiều thành tích bạn đạt được.
12. Lời khuyên tệ nhất?
Cha của Tim từng nói rằng: Con chỉ cần nhẫn nhịn và chăm chỉ làm việc, giá trị của mỗi người thể hiện qua công việc chứ không phải lời nói. Tuy nhiên, Tim cho rằng, giao tiếp tốt có lợi rất nhiều trong công việc và cuộc sống.
13. Không ngừng học hỏi
Sự hiểu biết đa ngành sẽ hữu ích để bạn tìm ra câu trả lời tốt nhất. Ở Nerdwallet, nhiều người có kinh nghiệm khác nhau, họ chia sẻ và giao tiếp với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất.
14. Công cụ để giữ mọi thứ hoạt động đúng lộ trình?
Nút tắt. Tim tắt điện thoại và mọi thứ có thể gây phân tâm khi anh làm việc. Tập trung cao độ sẽ cho một kết quả rất khác.
15. Sự cân bằng trong cuộc sống có ý nghĩa thế nào?
Tim tin rằng, thành công nên được đánh giá dựa vào năng suất công việc chứ không phải thời gian làm việc. Cân bằng cuộc sống là sự kết hợp của cả 2 thứ thực tế và mộng tưởng. Bạn sẽ thành công khi kết hợp chúng hợp lí.
16. Làm thế nào để không kiệt sức
Sự hào hứng thực hiên mục tiêu sẽ giúp bạn luôn tràn năng lượng làm việc. Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và thiết lập một mục tiêu mà bạn cảm thấy thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, đừng quá mơ mộng những điều xa tầm với.
17. Chiến lược khi cần sự sáng tạo?
Tim Chen thường dừng lại và đọc một cuốn sách. Đọc sách là cách để não bộ tư duy về vấn đề sáng tạo hiệu quả nhất.