MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm

Năm 2020 là năm đại sóng của nhiều nhóm cổ phiếu khi VN-Index biến động hơn 450 điểm. Cổ phiếu khẩu trang, hóa chất tạo nên những con sóng đầu tiên trong lúc thị trường chao đảo hồi tháng 3. Hàng loạt con sóng cổ phiếu cổ phiếu khác nổi lên như sóng chứng khoán, ngân hàng, chăn nuôi lợn, sắt thép, điện mặt trời, khu công nghiệp…

Đầu tháng 3 khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, làn sóng bán tháo cổ phiếu đã diễn ra tại khắp các thị trường. Chỉ số VN-Index nhanh chóng lao xuống vùng 650 điểm, sau đó bắt đầu hồi phục để đi lên hơn 1.100 điểm. Trong giai đoạn biến động hơn 450 điểm đó, nhiều con sóng cổ phiếu liên tiếp xuất hiện từ khẩu trang, sắt thép đến chứng khoán, ngân hàng… tạo nên một năm đầu tư đầy cảm xúc.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 1.

Năm 2020, VN-Index biến động từ vùng đáy 660 điểm lên hơn 1.000 điểm như hiện nay. Đồ thị: TradingView

Cổ phiếu khẩu trang, hóa chất là những con sóng lớn đầu tiên

Khẩu trang, nước sát khuẩn… là những sản phẩm có nhu cầu cao đột biến giữa mùa dịch, giúp các công ty kinh doanh mặt hàng này ghi nhận kết quả khả quan. Theo đó, các cổ phiếu cũng được chú ý và giá tăng mạnh, tạo nên những con sóng đầu tiên giữa lúc thị trường chứng khoán chao đảo.

Cổ phiếu Y tế Danameco ( HNX: DNM ) dẫn đầu sóng tăng của các công ty sản xuất khẩu trang. Từ vùng giá dưới 10.000 đồng/cp đầu tháng 2, cổ phiếu nhanh chóng đạt đỉnh 73.100 đồng/cp vào đầu tháng 8, trước khi điều chỉnh do sự chững lại trong kinh doanh. ()

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 2.

Cổ phiếu DNM tăng mạnh khi dịch bùng phát vào tháng 3. Đồ thị: TradingView.

Danameco ghi nhận doanh thu thuần 9 tháng đầu năm gấp 3,8 lần cùng kỳ đạt hơn 574 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp hơn 10 lần lên mức 31 tỷ đồng. Bối cảnh thuận lợi giúp công ty nghĩ đến phương án đầu tư 4-6 dây chuyền sản xuất khẩu trang và các máy móc liên quan.

Không chỉ thế, hàng loạt doanh nghiệp dệt may cũng mở rộng và tìm kiếm các đơn hàng sản xuất khẩu trang nhằm bù đắp sự sụt giảm trong hoạt động chính như Dệt may TNG, May 10, May Sông Hồng…

Ngành hàng nước rửa tay, hóa chất cũng hưởng lợi nhờ nhu cầu tăng mạnh. Bột giặt Lix ( HoSE: LIX ) với sản phẩm mới On1 ghi nhận mức lãi 9 tháng gần 160 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Tương tự với Bột giặt Net ( HNX: NET ), công ty có lãi gần 104 tỷ đồng, tăng 94% khi phân phối thêm sản phẩm Net Care+. Tập đoàn Hóa chất Đức Giang ( HoSE: DGC ) cũng có kết quả tích cực nhờ gián đoạn nguồn cung hóa chất trên thế giới, lợi nhuận tập đoàn tăng 78% lên 705 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu LIX và NET cũng tăng mạnh, nhất là giai đoạn tháng 3-4 khi tung ra sản phẩm mới nước rửa tay khô (). Trong khi cổ phiếu DGC hiện có giá hơn 51.000 đồng/cp, cao gấp rưỡi kể từ khi chuyển niêm yết sang HoSE cuối tháng 7 và gấp 2,5 lần so với thời điểm đầu năm.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 3.

Giá cổ phiếu LIX bật tăng trong tháng 4. Đồ thị: TradingView.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 4.

Giá cổ phiếu DGC cao gấp đôi so với thời điểm chuyển sàn. Đồ thị: TradingView.

Cổ phiếu chăn nuôi lợn bùng nổ trong quý II

Sau năm 2019 khó khăn vì dịch tả lợn châu Phi, các công ty chăn nuôi trở lại mạnh mẽ bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng lên trong mùa dịch. Giá lợn hơn tại một số địa phương có thời điểm vượt qua vùng đỉnh 100.000 đồng/cp vào tháng 6.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 5.

Giá lợn đạt đỉnh trong tháng 6, trước khi điều chỉnh về cuối năm. Đồ thị: Zing.

Giá lợn lên cao trong quý II giúp cổ phiếu các công ty chăn nuôi cũng dậy sóng. Cổ phiếu Tập đoàn Dabaco ( HoSE: DBC ) dẫn sóng cho đà tăng chung của toàn ngành, khi từ vùng giá 20.000 đồng/cp đầu năm leo lên khoảng 57.000 đồng/cp.  

Dabaco báo cáo doanh thu thuần 9 tháng tăng hơn 40% đạt 7.155 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp 24,2 lần cùng kỳ đạt 1.137 tỷ đồng và vượt gần 150% kế hoạch cả năm. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đầu năm đã đạt 10.855 đồng.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 6.

Diễn biến giá cổ phiếu Dabaco tăng mạnh giai đoạn tháng 4-6. Đồ thị: TradingView.

Nhiều công ty chăn nuôi lợn khác cũng bùng nổ lợi nhuận như Chăn nuôi - Mitraco (UPCoM: MLS) chuyển từ lỗ sang có lãi 85 tỷ đồng trong 9 tháng, Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX) có lãi tăng gấp hàng chục lần lên 8 tỷ đồng, Chăn nuôi Phú Sơn (UPCoM: PSL)… giúp cổ phiếu tăng mạnh, nhất là thời điểm nửa năm khi giá lợn hơi đạt đỉnh. ()

Hòa Phát, Hoa Sen dẫn đầu sóng thép

Cổ phiếu tôn thép cũng dậy sóng với các cổ phiếu như Hòa Phát ( HoSE: HPG ), Hoa Sen ( HoSE: HSG ), Thép Nam Kim ( HoSE: NKG )… nhờ giá nguyên liệu đầu vào xuống thấp giúp cải thiện biên lợi nhuận, nhu cầu tăng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Nhờ bàn đạp nhà máy mới tại Dung Quất, Hòa Phát đang tăng quy mô hoạt động xuống miền Nam và thị trường xuất khẩu, sản lượng thép thô 11 tháng đầu năm nay cao gấp đôi cùng kỳ đạt 5,2 triệu tấn. Sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC cũng bắt đầu xuất bán với sản lượng 515.000 tấn. Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng có tăng trưởng cao nhờ mảng chăn nuôi lợn.

Theo đó, doanh thu 9 tháng tăng 40% lên 65.000 tỷ đồng và lãi 9 tháng tăng 56% đạt 8.845 tỷ đồng. Kết quả này hỗ trợ đáng kể đà tăng giá cổ phiếu HPG khi chốt phiên cuối năm ở mức đỉnh lịch sử 41.450 đồng/cp. 

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 7.

Giá cổ phiếu lập đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch cuối năm. Đồ thị: TradingView.

Sau khi rơi xuống vùng đáy dưới 5.000 đồng/cp, cổ phiếu HSG gây bất ngờ với chuỗi tăng mạnh lên vùng đỉnh trên 22.000 đồng/cp. Niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9), công ty ghi nhận doanh thu giảm nhẹ về 27.534 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm trước.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 8.

Giá cổ phiếu HSG gấp hơn 4 lần so với vùng đáy. Đồ thị: TradingView.

Với sự "dẫn dắt" của 2 công ty tôn thép đầu ngành, hàng loạt cổ phiếu khác trong ngành cũng tăng mạnh trong quý cuối năm nhờ kết quả kinh doanh đi lên như NKG, SMC, VGS, POM... ()

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cuối năm

Cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn cuối năm có sự bứt phá khi các hoạt động kinh doanh vẫn tích cực. Tổng lợi nhuận trước thuế 13 ngân hàng thương mại trên thị trường đạt khoảng 86.200 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.

Theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm, hạn chót để các ngân hàng niêm yết hoặc đăng ký giao dịch đến cuối năm 2020. Điều này dẫn đến hàng loạt ngân hàng đã đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán như NamA Bank, Viet Capital Bank, MSB… tạo thêm sức hút cho "cổ phiếu vua" giai đoạn cuối năm.

Ngoài ra, câu chuyện chuyển sàn giúp cổ phiếu SHB cao gấp 3 lần đầu năm hay cổ phiếu ACB cũng gấp đôi so với cùng đáy. Tin đồn quanh Sacombank đẩy giá STB tăng mạnh từ tháng 10. Câu chuyện kinh doanh bảo hiểm độc quyền của Vietcombank hay VietinBank cũng thu hút nhiều chú ý…  

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 9.
Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 10.
Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 11.

Thanh khoản bùng nổ, cổ phiếu chứng khoán thăng hoa

Thanh khoản thị trường chứng khoán bùng nổ trở lại từ giai đoạn nửa sau năm 2020, nhiều kỷ lục về thanh khoản và giá trị giao dịch liên tiếp được lập, số lượng tài khoản chứng khoán tăng mạnh khi thu hút nhiều nhà đầu tư mới (F0) tham gia. Bối cảnh đó giúp hàng loạt cổ phiếu ngành chứng khoán lấy lại đà tăng giá, nhiều cổ phiếu thậm chí cao gấp đôi so với đầu năm. ()

Kết quả kinh doanh ngành chứng khoán được kỳ vọng hưởng lợi nhờ hoạt động môi giới và cho vay margin được mở rộng; hoạt động tự doanh tăng trưởng cao khi nhiều cổ phiếu đầu tư tăng giá…

Báo cáo kinh doanh của nhiều đơn vị lớn cho thấy kết quả rất khởi sắc. Chứng khoán SSI ( HoSE: SSI ) ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 1.080 tỷ đồng, tăng 28% và vượt 24% kế hoạch năm. Cổ phiếu hiện đạt 33.100 đồng/cp, xấp xỉ vùng đỉnh lịch sử.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 12.

Giá cổ phiếu SSI tăng mạnh cuối năm. Đồ thị: TradingView

Chứng khoán TP HCM ( HoSE: HCM ) cũng có lãi tăng 29% đạt 393 tỷ đồng, hay Chứng khoán VNDirect ( HoSE: VND ) có lãi tăng 81% lên 446 tỷ đồng… giúp cổ phiếu chứng khoán tạo sóng lớn cuối năm.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 13.

Giá cổ phiếu HCM tăng mạnh cuối năm. Đồ thị: TradingView.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 14.

Giá cổ phiếu VCI tăng mạnh cuối năm. Đồ thị: TradingView.

Năm "đại sóng" của nhiều nhóm cổ phiếu

Năm qua cũng là năm đại sóng với nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Chính phủ thúc đẩy đầu tư công từ quý III công tạo nên cơn sốt cổ phiếu ngành đá (KSB, C32), nhựa đường (PLC), thép xây dựng (Hòa Phát) hay nhóm hạ tầng (Cienco4, ACV)….

Tốc độ giải ngân đầu tư công năm 2020 được xem là nhanh nhất trong thập niên vừa qua khi tăng 5,7% đạt 2,16 triệu tỷ đồng và bằng 34,4% GDP. Những đại dự án lớn được đẩy nhanh tiến độ như 8 dự án thành phần Cao tốc Bắc - Nam, khởi công sân bay Long Thành ngay trong những ngày đầu năm 2021...

Giá dầu giảm khiến nhiều đơn vị dầu khí gặp khó khăn nhưng ngược lại giúp các công ty có nguyên liệu đầu vào dầu khí được hưởng lợi. Đáng kể nhất là nhóm phân bón Đạm Cà Mau ( HoSE: DCM ) và Đạm Phú Mỹ ( HoSE: DPM ) có lãi gấp nhiều lần năm trước; giá cổ phiếu DCM đạt đỉnh 14.000 đồng/cp trong khi DPM cũng lên mức cao nhất 1 năm đạt 18.800 đồng/cp.

Các công ty ngành nhựa như Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong cũng hưởng lợi từ giá dầu thấp giúp cải thiện biên lợi nhuận, giá cổ phiếu leo lên vùng đỉnh 2 năm.

Những ‘con sóng cổ phiếu’ trong năm VN-Index biến động 450 điểm - Ảnh 15.

Năm 2020 là năm đại sóng với nhiều nhóm cổ phiếu.


Năm 2020 Việt Nam cũng ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các hiệp định FTA này giúp nhiều công ty xuất khẩu có thêm lợi thế đáng kể như ngành gạo (Lộc Trời, Trung An), xuất khẩu tôm (Sao Ta), cảng biển và logistics… 

Giữa bối cảnh nền kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam lại trở thành một trong những điểm sáng về thu hút FDI với tổng giá trị hơn 28,5 tỷ USD. Chủ trường "dọn tổ đón đại bàng"  đã hỗ trợ đà tăng giá cho nhiều cổ phiếu khu công nghiệp như họ Sonadezi (SNZ), Becamex ( BCM), Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR), Idico (IDC), Tân Tạo (ITA)… Giá cổ phiếu nhiều công ty đang được giao dịch với mức giá cao nhiều lần so với đầu năm.

Năm 2020 cũng là năm đột biến của các hoạt động đầu tư nguồn điện, hàng loạt dự án tỷ đô về điện mặt trời, điện gió và điện khí LNG ra đời. Nhiều doanh nghiệp trên sàn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, hỗ trợ cho đà tăng mạnh của cổ phiếu như Bamboo Capital (BCG), Tập đoàn Sao Mai (ASM), Hà Đô (HDG), Licogi 13 (LIG)…

Theo Lan Điền

Người đồng hành

Trở lên trên