MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)

21-08-2021 - 14:38 PM | Sống

Từ những vùng đất hoang vu quanh năm bị băng tuyết bao phủ đến những khu rừng hoang sơ hay thậm chí quanh những ngọn núi lửa đang hoạt động - con người vẫn tiếp tục sinh sống ở đó.

Không phải chỗ nào trên trái đất cũng phù hợp cho con người sinh sống. Tuy nhiên, với bản năng sinh tồn và trí óc sáng tạo, loài người đã chinh phục được gần như mọi ngóc ngách của hành tinh này. Từ những vùng đất hoang vu quanh năm bị băng tuyết bao phủ đến những khu rừng hoang sơ hay thậm chí quanh những ngọn núi lửa đang hoạt động - con người vẫn tiếp tục sinh sống ở đó.

Thị trấn Cook, Australia

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 1.

Thị trấn Cook được xây dựng vào năm 1917 để làm nơi tiếp nhiên liệu cho các đoàn tàu chạy trên đoạn đường sắt đi thẳng dài nhất thế giới - 478 km kéo dài từ Ooldea đến xa hơn Loongana. Nằm ở trung tâm vùng nội sa mạc, thị trấn Cook cách thành phố gần nhất là Port Augusta khoảng 826 km.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 2.

Có một cửa hàng nhỏ xíu vẫn đang hoạt động ở thị trấn Cook, và nó chỉ mở cửa khi có đoàn tàu đến để tiếp nhiên liệu.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 3.

Khí hậu ở đó quá nóng và khô khiến cho mọi nỗ lực trồng cây và rau xanh đều thất bại. Tất cả thực phẩm đều phải vận chuyển đến đây bằng tàu hỏa. Trước đây, khi thành phố còn hoạt động, nước sinh hoạt từng được người ta lấy từ lòng đất lên. Tuy nhiên, hiện tại thị trấn này chỉ còn có 4 cư dân sinh sống nên nước cũng được chuyển đến bằng tàu hỏa. Nếu không có những chuyến tàu hỏa chở đồ ăn thức uống thì cuộc sống ở đây sẽ không thể tiếp tục được.

La Rinconada, Peru

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 4.

La Rinconada nằm trên dãy Andes xinh đẹp của Nam Mỹ được nhiều người công nhận là thành phố cao nhất thế giới trên mực nước biển. Thành phố tồn tại nhờ khai thác mỏ này được xây dựng trên một sông băng cổ ở độ cao 5100 m so với mực nước biển. Khách du lịch muốn đến La Rinconada sẽ phải vượt qua những con đường hẹp nguy hiểm, thời tiết băng giá và cả chứng say độ cao. Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ ở La Rinconada dưới 0 độ C.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 5.

Dù nhiệt độ ở nơi đây khá thấp, điều kiện sống không được lý tưởng, nhưng vẫn có rất nhiều người từ những nơi khác không ngừng chuyển đến. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trấn này có mỏ vàng nên đã thu hút những người có "mộng làm giàu" tìm đến.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 6.

Chỉ có rất ít người có khả năng thích nghi hoàn toàn với cuộc sống ở La Rinconada. Đường phố nơi này luôn lầy lội do tuyết tan; nơi đây không có nước sach, hệ thống nước thải, cũng không có hệ thống nhà vệ sinh công cộng. Ngay cả các hồ nước gần đó, nơi nhiều người tới lấy nước về dùng, cũng bị ô nhiễm, chứa thủy ngân dư thừa sau khi được dùng để tách vàng ra khỏi đá.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 7.

Motuo (hay Metog), Trung Quốc

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 8.

Motuo là một khu rừng rậm rộng hơn 30.550 km2 ở phía nam của dãy Himalaya. Đây là quận duy nhất của Trung Quốc không có đường bộ hoặc đường cao tốc, du khách phải mất tới bốn ngày để đi bộ từ các ngôi làng gần đó và băng qua một cây cầu để đến được quận bí ẩn này. Ba mươi năm trước, người ta đã cố gắng xây dựng một đường cao tốc ở Motuo nhưng các vụ sạt lở đất và tính chất khó lường của khu rừng hoang dã đã "nuốt chửng" các công trình xây dựng.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 9.

Trạm nghiên cứu khí hậu ở Motuo

Mặc dù quận này có rất nhiều trái cây tươi và động vật hoang dã, nhưng việc không có thực phẩm đóng hộp (phòng khi vụ mùa thất bát) và không được chăm sóc y tế khiến cho nơi bị cô lập này và gần như không thể sống được. May mắn thay, các công nhân đã mang thuốc men và thực phẩm đến và khoảng 10.000 người bản địa thuộc các nhóm dân tộc Menba và Luoba duy trì được cuộc sống.

Nam Cực

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 10.

Nam Cực chắc chắn là một trong những nơi khắc nghiệt nhất mà con người từng sinh sống. 98% lục địa này là băng và hoàn toàn chìm trong bóng tối mỗi sáu tháng trong năm. Ở đây không có nguồn thực phẩm tự nhiên cho con người, không có vật liệu tự nhiên như cây cối hoặc đá để xây dựng, và nhiệt độ khắc nghiệt dưới 0 độ có thể giết chết bất cứ ai. Không có gì ngạc nhiên khi chẳng có dân tộc bản địa nào ở Nam Cực.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 11.

Tuy nhiên, kể từ những năm 1800, nhiều nhà khoa học đã sống hàng tháng trời tại lục địa băng giá này để nghiên cứu. Họ đã xây dựng các căn cứ bằng vật liệu mang từ những nơi xa xôi đến và nhận tiếp tế từ các tàu chở hàng. Ngày nay, có hơn sáu mươi lăm trạm nghiên cứu ở Nam Cực, phần nhiều trong số đó được vận hành bởi đội ngũ nhân viên luân phiên nhau trong suốt cả năm. Dân số của Nam Cực dao động từ 1.000 người vào mùa đông đến 4.000 người vào mùa hè và thu hút khoảng 40.000 khách du lịch – chủ yếu vào mùa hè.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 12.

Pompeii, Italia

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 13.

Pompeii là một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng trên thế giới, nếu không muốn nói là nổi tiếng nhất. Sau khi núi lửa Vesuvius ở gần đó phun trào vào năm 79 sau Công nguyên, thành phố Pompeii cùng với thành phố Herculaneum lân cận bị bao phủ hoàn toàn trong dung nham khiến toàn bộ dân cư bị tiêu diệt.

Trong quá khứ, thành phố này đã nhiều lần hứng chịu động đất và hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, do đất đai gần Pompeii rất màu mỡ nên con người vẫn tiếp tục sinh sống ở khu vực này với dân số hiện nay vào khoảng 25.671 người.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có dân cư sinh sống (Phần 1)  - Ảnh 14.

Pompeii là một thành phố rõ ràng không phải dành cho con người đến ở vì tính chất nguy hiểm của nó. Sau vụ phun trào cổ đại đã có thêm hai lần núi lửa thức dậy: một lần vào năm 1906 - giết chết hàng trăm người và một lần vào năm 1944 khiến cho 3 thị trấn nhỏ bị phá hủy. Thảm họa có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai – không ai có thể biết trước được.

Theo PNM

Trí thức trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên