MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những địa phương nào liên tục lọt top tỉnh, thành đắt đỏ nhất cả nước từ năm 2015 đến nay?

Những địa phương nào liên tục lọt top tỉnh, thành đắt đỏ nhất cả nước từ năm 2015 đến nay?

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo về chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022. SCOLI giúp phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt trong một thời gian nhất định. Qua đó, thấy được những địa phương đang có mức giá đắt đỏ nhất cả nước.

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định. Hà Nội được chọn là gốc để so sánh giá của 62 tỉnh, thành còn lại.

Theo Niên giám thống kê 2021, top 10 tỉnh, thành có chi phí sinh hoạt đắt nhất cả nước vào năm 2015 gồm: Lai Châu (100.3%), Hà Nội (100%), Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%), Điện Biên (98,85%), Điện Biên (98,85%), TP. HCM (97,39%), Hà Tĩnh (97,14%), Hà Giang (96,5%), Đà Nẵng (96,44%) và Bình Phước (96,12%).

Đến năm 2022, top 10 địa phương có chi phí sinh hoạt đắt nhất gồm: Hà Nội (100%), Quảng Ninh (99.89%), TP. HCM (96.2%), Đà Nẵng (95.89%), Bà Rịa – Vũng Tàu (95.86%), Thừa Thiên - Huế (95.83%), Sơn La (95.76%), Bình Dương (95.4%), Lâm Đồng (95.29%) và Quảng Bình (94.75%).

So với năm 2015, bảng xếp hạng năm 2022 có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhưng có 3 địa phương luôn nằm trong top 10 qua các năm là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh Đà Nẵng .

Vì Hà Nội được chọn là gốc để so sánh giá của 62 địa phương còn lại nên chỉ số SCOLI của thành phố luôn ở mức 100%. Trong đó, có 4 năm Hà Nội là địa phương đắt đỏ nhất cả nước (năm 2016 và từ năm 2019 - 2022), các năm 2015, 2017 và 2018, Hà Nội xếp thứ 2/63 về mức độ đắt đỏ.

Những địa phương nào liên tục lọt top tỉnh, thành đắt đỏ nhất cả nước từ năm 2015 đến nay? - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về mức giá sinh hoạt ở TP. Hồ Chí Minh, thành phố có 2 năm (2017 và 2018) là địa phương đắt đỏ nhất cả nước. Sau đó năm 2019 và 2020, mức độ đắt đỏ của thành phố xếp thứ 2 cả nước, sau Hà Nội, năm 2021 và năm 2022, thành phố tiếp tục lùi xuống vị trí thứ 3, sau tỉnh Quảng Ninh. Năm 2022, chỉ số SCOLI của TP. Hồ Chí Minh đạt 96,2%.

Một số nhóm hàng của TP. Hồ Chí Minh có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: May mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,07%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,34%.

Báo cáo cho biết, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Bên cạnh nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hoá, theo đó giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội: hàng hóa và dịch vụ khác bằng 120,25%; Đồ uống và thuốc lá bằng 113,85%; bưu chính viễn thông 113,06%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng bằng 111,07%.

Năm 2015, Đà Nẵng xếp thứ 9/63 với mức giá bằng 96,44% so với Hà Nội. Đến năm 2017, thành phố "nhảy vọt" lên vị trí thứ 3, tăng 6 bậc so với năm 2015 với chỉ số SCOLI bằng 96,68% và giữ vị trí này đến năm 2019.

Từ năm 2020-2022, Đà Nẵng lùi xuống vị trí thứ 4 cả nước về mức độ đắt đỏ. Năm 2022, mức giá sinh hoạt của Đà Nẵng bằng 95,89% so với Hà Nội. Báo cáo của Tổng cục thống kê giải thích, mức giá của Đà Nẵng đứng ở vị trí cao trong cả nước do Đà Nẵng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đây là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng.

Một số nhóm hàng của Đà Nẵng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,35%; bưu chính viễn thông bằng 88,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,38%; nhà ở và vật liệu xây dựng bằng 99,08%.

Một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội: Nhóm đồ uống và thuốc lá bằng 109,6%; giáo dục bằng 108,11%; giao thông bằng 103,16%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 100,49%.

Anh Tuấn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên