Những điều làm nên giá trị của viên kim cương đắt đỏ
Kim cương là loại đá quý nhất thế giới. Những viên đá lấp lánh đôi khi có thể khiến bạn có thể bị choáng ngợp.
- 23-05-2017Chiếc nhẫn kim cương 26 cara được bán với giá "đồng nát"
- 17-05-2017Vua Bảo Đại mua chiếc đồng hồ Rolex đắt giá nhất thế giới như thế nào?
- 05-04-2017Pink Star xác lập kỉ lục: Viên kim cương đắt giá nhất thế giới với mức giá 71 triệu USD
Với trình độ phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hiện tại, các loại kim cương nhân tạo (hoặc những loại đá tương tự) không chỉ hiện diện trong các phòng thí nghiệm mà còn có mặt tràn ngập khắp thị trường đồ trang sức.
Đá nhân tạo ngày càng được chế tạo với hình thức, chất lượng không thua gì đá thiên nhiên và khó có thể phân biệt bằng mắt thường.
Vì thế, trước khi quyết định chi tiền để mua một viên kim cương, bạn nhất định phải biết những điều sau đây:
Quy tắc 4C: Màu sắc (Color), mặt cắt (Cut), độ trong (Clarity), kích thước (Carat).
Màu sắc
Những viên kim cương tốt nhất là những viên đá không màu. Những viên đá có màu sắc như xanh, vàng nhạt, hồng... có thể được ưa thích hơn, nhưng chúng thuộc loại đá riêng biệt.
Màu của kim cương được phân loại bởi các chuyên gia của Viện ngọc học Mỹ GIA. Màu của 1 viên kim cương được đánh giá theo thang điểm từ D tới Z bằng cách dùng những viên có chất lượng tốt nhất làm vật đối chiếu.
Lớp D - D: Kim cương được coi là không màu.
Lớp G - J: Kim cương gần như không màu.
Lớp K - M: Kim cương được coi là có ánh màu vàng nhạt.
Lớp N - R: Kim cương màu vàng rất nhạt.
Lớp S - Z: Kim cương vàng nhạt.
Theo tiêu chuẩn của GIA, viên kim cương cấp D sẽ không có màu sắc, trong suốt như 1 giọt nước tinh khiết và dĩ nhiên là có giá trị cao hơn. Ngược lại, cấp Z sẽ bị nhuốm màu vàng hoặc nâu. Đặc biệt, viên kim cương cấp Z có màu vàng nhạt rất hiếm và có giá trị cao.
Độ trong
Độ trong suốt của một viên kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp phóng đại 10 lần. Những viên đá có càng ít vết trầy xước, bóng khí, các khuyết điểm khác thì càng quý, hiếm. Những viên kim cương không có khuyết điểm nào sẽ đảm bảo độ trong suốt và lấp lánh. Chúng cũng là những viên kim cương có giá trị đắt nhất.
Các mặt cắt
Trong tiêu chuẩn 4C để đánh giá kim cương, có lẽ các mặt cắt của kim cương là điều quan trọng nhất. Cách cắt khiến cho viên kim cương lung linh và lấp lánh nhất. Ngay cả một viên kim cương có chất lượng trung bình cũng có thể trở nên giá trị nhờ cách cắt, giũa của người thợ kim hoàn.
Công thức cắt giũa kim cương phổ biến nhất tuân theo công thức của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người đã đặt ra cách cắt kim cương hình tròn với các tỉ lệ thích hợp. Một viên kim cương được cắt theo hình tròn sẽ có 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt làm nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều máu sắc khác nhau. Trong khi phần bên có 24 mặt làm nhiệm vụ phản xạ ánh sáng, tăng sự tán xạ và lấp lánh cho viên đá.
Carat
Tất nhiên, viên kim cương càng to, trọng lượng càng lớn thì giá trị càng cao. Một đơn vị carat tương đương với 1/5g. Nhưng trọng lượng chỉ xác định kích thước mà không nói lên giá trị của viên kim cương. Nếu bạn chọn viên kim cương vì kích thước của nó, viên đá sẽ không được đánh giá cao. Viên đá lý tưởng nhất được tổng hợp các yếu tố về màu sắc, mặt cắt và độ trong.
Kim cương lớn chưa chắc đã là viên đá có giá trị nhất
Viêm kim cương Tiffany màu vàng nhạt đắt nhất thế giới.
Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua tinh thể. Sự khác biệt về cấu trúc và cách cắt giũa sẽ khiến viên đá có độ trong và lấp lánh khác nhau. Để kiểm chứng điều này, bạn có thể đặt viên đá đến một tờ báo có chữ (đỉnh tròn viên kim cương nằm trên tờ báo). Nếu bạn có thể nhìn được dòng chữ bên dưới, viên đá có thể là kim cương giả. Bởi chỉ số khúc xạ cao của một viên kim cương thật sẽ không cho phép bạn nhìn xuyên qua nó và đọc được dòng chữ phía dưới.
Ngoài ra, người ta có thể đánh giá một viên kim cương nhanh bằng cách quan sát ánh sáng phản xạ. Ánh sáng phản xạ từ viên kim cương thường biểu hiện sắc thái của màu xám. Nếu bạn thấy quá nhiều ánh sáng có màu sắc như cầu vồng, đó có thể không phải là kim cương thật.
Hơn nữa, viên kim cương thật sẽ không bị bám hơi nước nếu bận cố tình hà hơi vào bề mặt. Lý giải điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên hơi nước gần như tiêu tan ngay lập tức. Nếu hơi nước đọng lại trên bề mặt, viên đá có khả năng là giả.
Cách chính xác và hiệu quả nhất để khẳng định giá trị và chất lượng của viên kim cương là thẩm định nó thông qua chuyên gia tại những trung tâm thẩm định chuyên nghiệp và có uy tín. Trên thế giới, Viện đá quý Mỹ (GIA) và Hiệp hội đá quý Mỹ (AGS) là những tổ chức kiểm định nổi tiếng và uy tín có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn cũng như kết quả kiểm định kim cương đáng tin cậy.
Hiện nay, một số trung tâm kiểm định chất lượng tại Việt Nam đã có dịch vụ thẩm đinh kim cương cùng nhiều loại đá quý khác. Kết quả kiểm định sẽ được kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.
Aplus