Những đô thị hóa thành phố ma ở Italy trong đại dịch Covid-19
Việc cả đất nước Italy bị phong tỏa khiến những đô thị, vốn thường sầm uất, trở nên hoang vắng như những thành phố ma vì sự lây lan mạnh mẽ của virus corona.
- 19-03-2020Lần đầu trong nhiều tháng, tâm dịch Hồ Bắc không có ca nhiễm corona mới, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc
- 19-03-2020Khủng hoảng container làm khó kinh tế toàn cầu thời đại dịch corona
- 18-03-2020Đại dịch corona đã thay đổi hoàn toàn 5 thói quen về tiền bạc của thế hệ trẻ
- 17-03-2020Các ông lớn công nghệ đối phó với virus corona: Làm việc từ xa, thanh toán chi phí chăm sóc trẻ em, bồi thường cho nhân viên bị ảnh hưởng
- 17-03-2020Thay vì sa thải nhân viên hàng loạt, virus corona khiến Amazon phải tuyển thêm 100.000 người
Trường học và hầu hết các văn phòng bị đóng cửa, người dân đang dần quen hơn với việc đeo khẩu trang và găng tay khi ra đường. Mọi thứ được vệ sinh nhiều lần mỗi ngày. Đó là những gì đang diễn ra ở Italy sau khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt.
Bắt nguồn từ Trung Quốc, dịch bệnh do virus corona gây ra đang lan rộng sang châu Âu và châu Mỹ sau khi hoành hành ở châu Á. Trái ngược với sự chủ quan ban đầu, nhiều nước phương Tây cũng đang phải áp dụng những biện pháp cực đoan nhằm ngăn virus lây lan trong cộng đồng. Ngoài việc cấm biên, Italy còn phong tỏa cả đất nước hơn 60 triệu dân để kiểm soát dịch bệnh.
Ở Italy, thực phẩm được đóng gói và khử trùng. Người dân được đi đến cửa hàng tạp hóa và dắt chó đi dạo. Việc chạy bộ một mình được cho phép dù đôi khi điều này phụ thuộc vào cảnh sát. Cảnh sát ở mọi nơi, họ thường xuyên hỏi giấy tờ tùy thân cũng như hành trình của những người có mặt trên phố.
Một nhân chứng nói rằng, những biện pháp kiểm soát chặt chẽ khiến cho đường phố rất yên tĩnh. Dường như chẳng có âm thanh gì ngoài tiếng còi xe cứu thương.
"Với tôi, nó chẳng khác gì một thành phố ma. Mọi đô thị đều như những thành phố ma", Ylenia Stanzione, một tiếp viên hàng không 38 tuổi ở Gallarate, gần san bay Milan Malpensa, chia sẻ.
Italy đang trong tuần thứ 2 thực hiện các biện pháp phong tỏa cả đất nước, trong đó có hạn chế nghiêm ngặt đi lại và cấm tụ họp nơi công cộng, động thái nhằm ngăn chặn sự lây lan của viurs. Tính đến 18/3, Italy có 35.713 ca nhiễm bệnh với 2.978 trường hợp tử vong.
Sau Italy, Tây Ban Nha và Pháp cũng đã thông qua việc đóng cửa. Ở nhiều thành phố tại Mỹ, người dân được yêu cầu ở trong nhà. Tuy nhiên, Italy vẫn là quốc gia đầu tiên áp dụng các biện pháp cực đoan nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Nhiều người dân ở Italy cảm thấy vui khi chính phủ ban hành lệnh kiểm soát nghiêm ngặt. Marco Castronovo, 35 tuổi, nói rằng cuộc sống là của riêng mỗi người nhưng việc có một chính phủ hiểu rằng Covid-19 nguy hiểm hơn bệnh cúm thông thường và hiểu sớm hơn các nước châu Âu khác là rất khác biệt.
Hiện tại, chưa thể xác định Italy sẽ áp dụng lệnh phong tỏa cả đất nước tới thời điểm nào. Hiện tại, số ca nhiễm bệnh và tử vong mới ở Italy vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, cảnh báo những điều tồi tệ có thể ở phía trước.
Việc tuân thủ quy tắc này cũng làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người Italy. Theo đó, các cửa hàng giới hạn người mua sắm cùng một lúc. Những người xếp hàng phải đứng cách nhau 1 mét. Cả quốc gia đã không còn chào hỏi nhau bởi những cái ôm hôn hay bắt tay.
Trong diễn biến hiện tại, không chỉ hệ thống y tế của Italy quá tải mà còn nhiều hệ thống khác, bao gồm cả dịch vụ tang lễ, cũng quá tải.