Những doanh nhân đình đám xuất thân nghề giáo: Nguyễn Tử Quảng- Từ ‘Hiệp sĩ công nghệ thông tin’ đến khát vọng vươn ra thế giới
Trước khi trở thành doanh nhân, ông Nguyễn Tử Quảng từng là cử nhân và sau đó là giảng viên khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sự nghiệp của ông sau này cũng gắn liền với ngôi trường này.
- 15-09-2023Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng liên tục kinh doanh sa sút: Lợi nhuận giảm 74%, tỷ suất sinh lời giảm từ mức hai chữ số còn 2,1%
- 28-04-2023Hiệu quả như BKAV Pro của doanh nhân Nguyễn Tử Quảng
- 16-11-2022Bkav “đói” vốn, ông Nguyễn Tử Quảng gọi vốn của fan, hứa trả hơn gấp đôi sau 3 năm
Ông Nguyễn Tử Quảng (SN 1975, tại xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, nay là TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) là Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Tập đoàn công nghệ BKAV.
Theo giới thiệu trên website của doanh nghiệp, ông Quảng được bình chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam vào năm 1998 và là Hiệp sỹ Công nghệ thông tin do cộng đồng và tạp chí eChip bình chọn vào năm 2003. Năm 2017, ông được Hiệp hội Internet Việt Nam vinh danh là một trong 10 nhân vật tiêu biểu có ảnh hưởng tới sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong 1 thập kỷ (2007-2017).
Trước khi trở thành doanh nhân, ông Nguyễn Tử Quảng từng là học sinh khối phổ thông chuyên Toán của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau là cử nhân khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sự nghiệp của ông sau này cũng gắn liền với ngôi trường này.
Năm 1995, CEO BKAV khi ấy mới đang là sinh viên năm thứ 3 nhưng đã bắt đầu phát triển các chương trình chống virus.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa năm 1997, ông Nguyễn Tử Quảng được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa Công nghệ - Thông tin.
Khi ấy, từ sự cố virus CIH (virus Chernobyl), vị doanh nhân 7x đã bắt đầu ý tưởng Việt Nam cần phải có một trung tâm an ninh mạng để sẵn sàng cho những cuộc tấn công, thậm chí là chiến tranh mạng trong tương lai.
Dù mới chỉ là giảng viên, ông Quảng đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bổ nhiệm làm Giám đốc trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (Bkis) - tiền thân của Bkav sau này thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội và được Bộ Khoa học Công nghệ đầu tư trang thiết bị.
Phần mềm diệt virus Bkav sau đó được cung cấp miễn phí cho người dùng trong suốt 10 năm (từ năm 1995-2005). "Tôi đã viết phần mềm diệt virus và cung cấp miễn phí cho tất cả người sử dụng máy tính ở Việt Nam. Đơn giản vì tôi thấy đó là việc hữu ích cho xã hội", ông Quảng từng chia sẻ với truyền thông.
Nhờ đó, ông Nguyễn Tử Quảng được gọi là “bác sĩ máy tính” và được phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”.
Đến năm 2005, ông Quảng lập công ty riêng lấy tên là Bkav. Hiện nay, doanh nghiệp của ông Quảng không chỉ phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng, chống mã độc mà còn nổi tiếng với các sản phẩm điện thoại thông minh Bphone hay nhà thông minh…
"Sau khi thương mại hóa, tôi nhận ra mình có thể làm tốt hơn thế. Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn công nghệ thế giới.", CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ trên chương trình Cất Cánh với chủ đề "Cứ đi rồi sẽ đến".
Dưới sự dẫn dắt của ông Quảng, BKAV có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, với các sản phẩm, dịch vụ về an ninh mạng, phần mềm, smartphone và các thiết bị điện tử thông minh...
Đáng chú ý, tháng 5/2015, BKAV cho ra mắt Bphone - chiếc điện thoại smartphone nội địa của Việt Nam. Phía BKAV cho biết đã chi khoảng 500 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển smartphone.
Kể từ khi chiếc Bphone thế hệ đầu tiên, BKAV đã tung ra nhiều model mới. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất tai nghe không dây với dòng sản phẩm AirB.
An ninh tiền tệ