MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những đồng tiền tệ nào trở nên "mong manh" nhất khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

15-03-2019 - 11:36 AM | Tài chính quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc ở tình trạng đáng lo ngại, thì một số loại tiền tệ, sẽ có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia sản xuất hàng hoá.

Các chuyên gia cho biết, hai đồng tiền tệ "mong manh" nhất đó là đồng đô Úc (AUD) và đô New Zealand (NZD). Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất với cả hai quốc gia, chiếm 24,9% lượng hàng xuất khẩu của New Zealand và khoảng một phần ba xuất khẩu của Úc đều đi tới "gã khổng lồ" của châu Á.

Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc chững lại cũng gây áp lực cho Úc, vì Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ quặng sắt đứng đầu thế giới, còn Úc lại là nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. "Chúng tôi dự đoán về đà sụt giảm mạnh nhất sẽ xảy ra với đồng AUD và NZD. Đó là bởi sự thâm nhập của họ vào kinh tế Trung Quốc, đó là điều chúng tôi dự đoán sẽ tiếp tục chậm lại. Và trong bối cảnh đồng AUD phụ thuộc vào xuất khẩu quặng sắt và than, thì chúng tôi nghĩ đây sẽ là một trong những sản phẩm có tỷ lệ tiêu thụ tồi tệ nhất trong năm nay", công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết trong một bản báo cáo.

Những đồng tiền tệ nào trở nên mong manh nhất khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc? - Ảnh 1.

AUD là một trong những đồng tiền tệ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Công ty còn dự đoán, diễn biến yếu kém đối với hai đồng tiền tệ sẽ kéo dài trong cả năm nay. Họ còn dự báo về đà xuống dốc trong tương lai của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu hàng hoá sụt giảm mạnh hơn, và theo đó là giá cả của các loại mặt hàng. Hơn nữa, tăng trưởng toàn cầu giảm tốc cũng làm giảm khối lượng hàng hoá thương mại.

Khi giá cả hàng hoá đi xuống, lượng tiền phải trả cho các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó cũng giảm, khiến đồng tiền tệ mất giá và ngược lại. Đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần hạ nhiệt, chỉ còn 6,6% trong năm ngoái, đạt 6,8% vào năm 2017, ghi nhận tốc độ yếu nhất trong vòng 28 năm.

Mặc dù những chính sách kích thích tăng trưởng mới đây cũng được công bố, thế nhưng những lo ngại về sự ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn đó, bởi số liệu thương mại được báo cáo hồi tuần trước thấp hơn nhiều so với dự đoán.

Đồng CAD cũng là một đồng tiền tệ có liên quan đến vận chuyển hàng hoá khác cũng có thể chịu áp lực, Jameel Ahmad, đứng đầu chiến lược tiền tệ và nghiên cứu thị trường toàn cầu tại công ty môi giới ngoại hối FXTM, cho biết.

Ông trả lời CNBC: "Trong một kịch bản dự đoán giá dầu sẽ giảm kịch sàn vì lo ngại từ nhu cầu sụt giảm của Trung Quốc, thì các đồng tiền tệ liên quan đến hàng hoá khác cũng có nguy cơ phải chịu áp lực, đó là đồng CAD và đồng Rup của Nga." Ông nói thêm, các đồng tiền tệ của châu Á có thể dễ bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về kinh tế của Trung Quốc, trong đó có đồng Ringgit của Malaysia, Rupiah của Ấn Độ và SGD của Singapore.

Những đồng tiền tệ nào trở nên mong manh nhất khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc? - Ảnh 2.

Căng thẳng giữa các quốc gia cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất giả của các đồng tiền tệ.

Capital Economics cho biết, cả đồng CAD và NZD đều là một trong 10 đồng tiền tệ thuộc nhóm G-10 có diễn biến kém nhất trong năm 2018, do giá các loại hàng hoá sụt giảm mạnh. Điều đó "không có gì bất ngờ khi các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu thực phẩm, năng lượng và kim loại."

Đồng AUD cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong năm nay bởi mối lo ngại "kép" về cả nền kinh tế của Úc và của Trung Quốc. Kể từ năm 2018, đồng AUD đã chứng kiến xu hướng giảm đnasg kể, từ mức cao là 0,7918/1 USD vào tháng 2 năm ngoái, giao dịch quanh mức 0,70/1 USD vào tuần này.

Đà tụt dốc được tổng hợp trong một bản báo cáo được công bố hồi tháng 2 rằng, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than từ Úc tại một cảng lớn. Các nhà đầu cơ thị trường cho biết báo cáo được đưa ra hôm thứ Năm tuần trước có thể phản ánh cho những căng thẳng trong quan hệ chính trị và thương mại giữa Úc và Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Hồi năm ngoái, Úc đã cấm các công ty viễn thông Trung Quốc, Huawei và ZTE, không được phép bán các thiết bị 5G ở quốc gia này, với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Sự suy yếu của đồng AUD "dường như phản ánh cho những lo ngại về sự tăng trưởng và chủ nghĩa bảo hộ lao động gia tăng của Trung Quốc", Capital Economics nhận định.

Ahmad cho biết, đó là đồng tiền tệ có nguy cơ "gặp nguy" lớn nhất trong các đồng tiền tệ liên quan đến hàng hoá, bởi nó đi theo "xu hướng chung của rủi ro toàn cầu" hơn là nền kinh tế trong nước. "Nói về các nguyên nhân châm ngòi có thể giải quyết để các đồng tiền tệ này tránh khỏi tình trạng mất giá, thì đó sẽ là việc loại bỏ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Những đồng tiền này vẫn sẽ bị ảnh hưởng trước những thay đổi đột ngột của bối cảnh chính trị toàn cầu."

Hương Giang

CNBC

Trở lên trên