Những dự án "tai tiếng" nhất TP.HCM sẽ ra sao trong năm 2017?
Dự án chất lượng kém bị người dân khiếu kiện, dự án chưa xây xong đã “lùa” người dân vào ở; hay dù đã bàn giao nhà cho người dân sinh sống nhưng chủ đầu tư vẫn âm thầm “cầm cố” ngân hàng, có dự án thì "bất động" nhiều năm trời…
- 31-12-2016Novaland: Surise Cityview vẫn thi công bình thường, chỉ cấm thi công trên 400m2 đất tranh chấp
- 28-12-2016Cấp giấy chứng nhận vì không biết có tranh chấp?
- 23-12-2016Tranh chấp tại chung cư: Nói mãi… vì thiếu chế tài
- 29-11-2016Tranh chấp lối đi chung: Phó Chủ tịch xã "khuyên" người dân đi khởi kiện
Đó là những thực trạng của nhiều dự án BĐS trên địa bàn Tp.HCM, để lại nhiều tai tiếng nhất trên thị trường. Tuy nhiên, bước sang năm 2017 nhiều dự án bắt đầu có những động thái khả quan hơn.
Động thái hồi sinh sau 10 năm "bất động"
Năm 2007, UBND TP.HCM cấp giấy phép đầu tư cho Tập đoàn GS Engineering & Construction (GS E&C, Hàn Quốc) để triển khai dự án GS Nhà Bè Metrocity tại hai xã Nhơn Đức và Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Tại thời điểm này, cùng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7), khu đô thị - cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), GS Nhà Bè Metrocity là 1 trong 3 khu đô thị lớn của thành phố. Vì dự án GS Nhà Bè Metrocity có diện tích hơn 349 ha, trong đó các khu dân cư rộng trên 155 ha, với số vốn được nhà đầu tư công bố tại thời điểm đó khoảng 3.000 tỉ đồng.
Giai đoạn 2009 - 2012, UBND TP đã bàn giao 260 ha đất thuộc khu vực dự án cho nhà đầu tư, và GS E&C cũng đã ứng trước 93 triệu đô la Mỹ trong tổng số 131 triệu USD đã cam kết để tiến hành việc giải tỏa đền bù. Tính tới thời điểm hiện tại, dù dự án đã được cấp phép đầu tư gần 10 năm nhưng những gì mà chúng tôi quan sát được thì chỉ có dừa nước, cỏ dại mọc đầy, bao trùm cả khu vực dự án.
Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, chủ đầu tư đang quay trở lại để thực hiện tiếp những công đoạn đầu tư dang dở. Dự kiến trong quý 2/2017, dự án sẽ được tái khởi công xây dựng.
Phối cảnh quy hoạch Nhà Bè Metrocity.
Theo UBND TP.HCM, để đẩy nhanh tiến độ di dời lưới điện thuộc khu đô thị Nhà Bè Metrocity, thành phố đã phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm của dự án di dời lưới điện qua khu Nhà Bè Metrocity tại xã Nhơn Đức và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Động thái này của thành phố cho thấy việc di dời đường dây điện cao thế cùng với việc giải phóng mặt bằng được hoàn tất sẽ là tiền đề để dự án Nhà Bè Metrocity của GS E&C tăng tốc trở lại sau gần 10 năm đất để hoang hóa.
Khối bên tông "đen" Kenton Residences có động thái mới
Nằm bất động nhiều năm trên đường Nguyễn Hữu Thọ liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Kenton Residences Kenton Residences do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư được xem là khối bê tông "đen" trong nhiều năm qua.
Quy mô diện tích 9,1 ha, gồm 9 tòa tháp cao từ 15-35 tầng, 1.640 căn hộ cao cấp và trung tâm mua sắm 20.000 m2. Được khởi công từ năm 2009, đến năm 2011 thì toàn bộ công trình đã ngừng thi công.
Đã nhiều lần chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách bán hàng cũng như nỗ lực trong việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn không thể cứu vãn tình thế. Dự án bị đóng băng, tranh chấp xảy ra với đối tác. Những khối nhà dỡ dang, hoang tàn đã trở thành một hình ảnh khá quen thuộc của người dân Sài Gòn.
Theo tìm hiểu, gần đây chủ đầu tư Kenton Residences đang có điều chỉnh và sẽ thiết kế lại căn hộ có diện tích nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Ngoài ra trong 9 tòa nhà trên, chủ đầu tư sẽ dành một tòa nhà có quy mô tương đối lớn nhằm phát triển khách sạn 5 sao, còn lại là khu dân cư .Dự án sẽ mang tên mới là Kenton Node Hotel Complex, dự kiến đầu quý 2/2017 sẽ ra mắt thị trường.
Trong một cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Anh Tâm, tổng giám đốc công ty Tài Nguyên, cũng thừa nhận rằng dự án đang được điều chỉnh lại thiết kế. Về nguồn vốn, công ty đang huy động từ một số đối tác chiến lược và một phần từ nguồn thu của dự án đất nền do công ty này đang bán trên thị trường tại quận 7 sẽ được dùng vào tái đầu tư Kenton Node.
Sau 5 năm chờ đợi, Tết này người dân đã có nhà
Dự án tổ hợp công trình PetroVietnam Landmark do công ty PVL làm chủ đầu tư, nằm trên khuôn viên gần 19.000 m2 gồm chung cư cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng. Dự án gồm 418 căn hộ, với tổng giá trị 1.028 tỷ đồng, đến nay đã bán được 412 căn, thu về 739,5 tỷ đồng.Dự án đắp chiếu hơn 4 năm do chủ đầu tư hết vốn .
Theo tin từ chủ dự án, năm nay họ sẽ thoái vốn ở một số công ty con và liên kết để lấy vốn hoàn thiện dự án đầy tai tiếng này cho khách hàng. Theo tình hình tiến độ dự án gần đầy, một số hạng mục công việc đang được triển khai như: Tầng hầm để xe (vệ sinh, chống thấm, lắp đan rãnh thoát nước, san phẳng); Thang máy đã hoạt động; Ốp đá hành lang thang máy block A; Đang hoàn thiện tầng sân vườn, hồ bơi, trồng cây cảnh; Hoàn thiện nhôm kính block A; Lắp cửa các căn hộ block A; Các công việc chuẩn bị khác như phòng cháy chữa cháy, điện, nước...
“Chúng tôi cho rằng đây là những tín hiệu tích cực sau nhiều năm dừng thi công, sẽ còn rất nhiều khó khăn, nhiều hạng mục công việc phải làm. Tuy còn nhiều vấn đề khác nhau của từng hợp đồng mua bán căn hộ nhưng trên tinh thần hợp tác của khách hàng và chủ đầu tư, hy vọng dự án có thể bàn giao căn hộ trong thời gian tới”, một khách hàng cho biết.
Một đại gia xây dựng của Pháp muốn "cứu" dự án gần 1 tỷ USD của Berjaya
Đó là dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam - Vietnam Financial Center tại quận 10 do tập đoàn Berjaya (Malaysia) là chủ đầu tư, với quy mô tổng mức đầu tư rất lớn lần lượt là 930 triệu USD và 3,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số dự án của Berjaya tại Việt Nam vẫn đang trong tình trạng "trùm mền" nhiều năm qua. Một động thái mới đây của tập đoàn này đó là đề xuất lên lãnh đạo TP.HCM hợp tác với tập đoàn Vinci Construction của Pháp tiếp tục xúc tiến dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam tại quận 10, TP.HCM.
Với dự án này, theo tiết lộ của lãnh đạo tập đoàn, vai trò của Vinci Construction là sẽ tham gia thiết kế, xây dựng cũng như hỗ trợ Berjaya tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.