Những đứa trẻ có biểu hiện này ở mẫu giáo có khả năng thành công hơn bạn bè đồng trang lứa sau 20 năm
Cha mẹ luôn hy vọng con cái sẽ thành công trong tương lai, vậy điều gì là chìa khóa để xác định trẻ sẽ thành công?
- 09-01-2023Nguyên nhân trẻ không chịu học và điều cha mẹ cần làm trong từng giai đoạn
- 08-01-20239 dấu hiệu của đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu tình yêu thương: Cha mẹ đừng lơ là kẻo trẻ bị ảnh hưởng tâm lý cả đời
- 08-01-2023Trẻ sẽ rất hạnh phúc nếu cha mẹ tâm lý thực hiện 4 điều này: Toàn việc đơn giản nhưng nhiều phụ huynh bỏ qua!
Học lực? Năng lực chuyên môn? Hay điều kiện tài chính của bố mẹ?
Trên thực tế, chính khả năng xã hội của trẻ sẽ quyết định liệu một đứa trẻ có thành công trong tương lai hay không.
Đại học Harvard đã từng thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.000 trẻ mầm non và kết quả chỉ ra, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân mà trẻ mầm non thể hiện trong khuôn viên trường sẽ quyết định thành tích của trẻ hai mươi năm sau.
Có rất nhiều kiến thức ẩn chứa trong giao tiếp giữa các cá nhân, điều này quyết định một đứa trẻ có khả năng giải quyết mâu thuẫn hay không, có khả năng lãnh đạo và thuyết phục hay không.
Trẻ từ 2-6 tuổi là giai đoạn giao tiếp giữa các cá nhân tốt nhất, nếu cha mẹ có thể nắm bắt giai đoạn này và trau dồi các kỹ năng xã hội cho con thì trẻ sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai.
Những kỹ năng xã hội nào trẻ cần cải thiện trong thời gian học mẫu giáo?
"Đại học Vanderbilt" đã tiến hành một cuộc khảo sát trên hơn 800 trường mẫu giáo, và cuối cùng phát hiện ra rằng những kỹ năng xã hội sau đây đặc biệt quan trọng đối với trẻ.
1. Biết lắng nghe người khác
Lắng nghe là một hình thức tôn trọng người khác
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên lắng nghe kỹ những gì con nói, đồng thời nhấn mạnh với con không được cắt ngang, ngắt lời người khác.
Dạy con bạn bằng ví dụ rằng lắng nghe là một hình thức tôn trọng người khác.
Khi trẻ có thói quen lắng nghe, trẻ sẽ thể hiện sự khiêm tốn, được cô giáo và các bạn cùng lớp hoan nghênh, tự tu dưỡng hơn trong quá trình tương tác với người khác, từ đó được người khác tôn trọng.
2. Khả năng loại bỏ "vật nhiễu" xung quanh
Đối mặt với một quyết định, người do dự hay mềm lòng rất khó nhận được sự tôn trọng của người khác.
Cha mẹ nên trau dồi khả năng đưa ra quyết định độc lập của trẻ ngay từ khi còn nhỏ và loại bỏ sự can thiệp của những người xung quanh, để trẻ có thể quyết đoán.
Để đạt được điều này, cha mẹ phải cho con nhiều cơ hội tự lựa chọn hơn, từ đó dạy con tự phân tích ưu - nhược điểm và những kết quả có thể xảy ra tương ứng với mỗi quyết định. Khi trẻ đưa ra quyết định, cha mẹ nên cố gắng hết sức để hỗ trợ và giúp trẻ nâng cao sự tự tin trong việc ra quyết định.
3. Có thể yêu cầu giúp đỡ kịp thời
Những người giỏi nhờ giúp đỡ thường được nhiều người yêu thích
Nhờ giúp đỡ thực chất là một loại năng lực biểu đạt, những người giỏi nhờ giúp đỡ thường được nhiều người yêu thích.
Trước khi trẻ vào mẫu giáo, cha mẹ phải dạy con biết chủ động tìm sự giúp đỡ của cô giáo hoặc các bạn cùng lớp khi gặp khó khăn.
Trên thực tế, có thể kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ là một loại năng lực, không chỉ giải quyết được khó khăn trẻ gặp phải, mà còn có hiệu quả rút ngắn khoảng cách giữa trẻ và người khác, từ đó thiết lập mối liên hệ hài hòa, thân thiện với mọi người.
4. Có thể chung sống hòa thuận với người khác
Trước khi đứa trẻ vào mẫu giáo, cha mẹ phải dạy con cách cư xử đối với tập thể.
Dạy trẻ cách nói và làm, rèn luyện thói quen giao tiếp cho trẻ.
Ví dụ, hãy hỏi con bạn: "Con sẽ làm gì nếu bị bạn cùng lớp hiểu lầm, hoặc nếu bạn cùng lớp vô tình lấy nhầm đồ của con?"
Hướng dẫn trẻ hòa đồng với người khác thông qua giao tiếp là một trong những chìa khóa vô cùng quan trọng.
5. Chịu trách nhiệm về công việc của mình
Trẻ có tinh thần trách nhiệm mới có thể hoàn thành tốt một việc và được người khác hoan nghênh
Trẻ nhỏ thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho trẻ. Nếu cứ có những suy nghĩ này thì trẻ sẽ lớn lên trở thành người vô trách nhiệm. Do đó, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu được giá trị của việc sống có trách nhiệm với hành động của mình thông qua những biện pháp giáo dục tích cực.
Chỉ có tinh thần trách nhiệm mới có thể hoàn thành tốt một việc và được người khác hoan nghênh.
Khi con cái bước vào nhà trẻ, cha mẹ phải trau dồi khả năng độc lập cho con, chỉ cần trẻ làm được thì cha mẹ không nên can thiệp.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên vừa phải yêu cầu con làm một số việc nhà trong khả năng của mình và gánh vác trách nhiệm gia đình. Làm những việc này có thể rèn luyện cho trẻ tinh thần trách nhiệm, tự ý thức làm tốt việc của mình, đồng thời cũng sẽ giúp con được các thầy, cô và các bạn cùng lớp quý mến.
Trí Thức Trẻ