Những gì bạn làm ở tuổi 20, đến tuổi 30 mới rõ hậu quả: Tránh xa 5 điều sau khi còn trẻ để không phải hối hận về sau
Nếu cuộc đời sau 30 tuổi của bạn gặp nhiều trắc trở, thì không phải là do những thứ bạn đã làm trong những năm tuổi 20 mà là do những thứ bạn đã không làm trong những năm tuổi 20.
- 02-11-2019Nhiều người mất cả đời vẫn khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng chỉ cần nắm rõ 10 bí quyết này, mục tiêu đó sẽ không còn xa vời
- 02-11-2019Muốn thành công phải có bộ não khỏe mạnh: Cuối tuần này hãy bắt đầu 10 thói quen dễ làm nhưng cực hiệu quả để rèn trí tuệ, luyện tư duy
- 01-11-2019Bố mẹ bỏ con gái nhịn đói đứng ngoài cửa, dắt con trai vào ăn buffet liên tục suốt 2 tiếng và sự thật bất ngờ về kiểu ăn mà ai cũng nghĩ “khách khôn hơn ông chủ nhà hàng”
Có phải là những bữa tiệc tùng thác loạn hay ma túy? Bill Clinton, Obama, Richard Branson và Steve Jobs đã làm điều đó. Chúng đáng sợ nhưng chưa đủ tàn phá bạn từ bên trong.
Có phải là những tiền án tiền sự? Mark Wahlberg, Tim Allen và Dog the Bounty Hunter đã từng phạm luật rồi. Chúng chưa đủ để hủy hoại tương lai bạn.
Không phải là kết hôn quá sớm. Năm 24 tuổi, Tony Robbins đã kết hôn với một người phụ nữ lớn tuổi có 3 đứa con riêng. Ông đã cùng vợ nuôi nấng chúng trong 14 năm trước khi ly hôn. Thực ra chuyện yêu đương, kết hôn không đủ sức làm thay đổi bạn.
Ma túy, tù tội và những cuộc hôn nhân chóng vánh có thể khiến cuộc sống bạn trở nên khó khăn hơn, nhưng chẳng có gì đảm bảo những thứ đó sẽ phá hủy cuộc đời của bạn cả. Vậy thì đó là điều gi?
Nghĩ rằng mình làm việc tuổi 20 để 30 nhàn hạ hơn
Vì một số lý do, gần như tất cả mọi người, từ thông minh đến khờ khạo, từ giàu đến nghèo đều bị dính cái bẫy này. Tuổi 30 nghe có vẻ "già", và người già thì không có mong muốn, mơ ước hay khát khao. Rồi một ngày bạn bước sang tuổi 30, đột nhiên bạn lại có cảm giác này. Bạn cảm thấy mình ngon nghẻ hơn hồi bạn 20.
Bạn sáng tạo hơn, tập trung hơn, suy nghĩ chín chắn hơn so với trước đây. Thế mà cho đến bây giờ, bạn lại chẳng thèm suy nghĩ về một bản thân sau này sẽ muốn gì và làm gì để có được một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc và bền vững. Đừng quên rằng bạn mới đi được ¼ cuộc đời. Dừng lại và bạn sẽ bị đám trẻ vượt mặt và đám già chèn ép!
Không tìm ra đam mê của bản thân và nỗ lực theo đuổi nó
Một số người phát hiện ra đam mê của mình khá sớm nhưng lại không theo đuổi nó. Chắc các bạn đã thuộc làu câu chuyện của Đại tá Sanders, là một đầu bếp tuyệt vời khi còn là một cậu bé, nhưng lại không phát triển sự nghiệp đó mãi đến khi ông thành lập KFC vào năm ông 50 tuổi. Những người khác thì lại theo đuổi ước mơ không phải của mình, như các bác sĩ chật vật với sự nghiệp bởi họ chỉ học y vì cha mẹ mình, chứ không phải vì đó là điều họ muốn.
Bạn phải cần có cả hai. Một số người, như Steve Jobs, khá may mắn vì đã tìm thấy đam mê và thành công trước khi bộ não dừng phát triển. Những người khác, như The Beatles, đã phải trải qua 7 năm luyện tập trước khi có được tiếng vang toàn cầu. Đam mê là thứ thậm chí trông có vẻ chẳng hề tồn tại kìa: bạn chỉ có thể làm việc với nó trong đầu như Einstein vậy, ông đã nghiên cứu những lý thuyết của mình trong 14 năm.
Kể cả khi bạn là kiểu người dễ thay đổi – đó cũng chính là đam mê đấy. Rất nhiều công việc có thể phù hợp để bạn sống bằng đam mê: Travel-blogger du lịch khắp thế giới, hoặc một nhà báo, hoặc một ngành nghề nào đó với nhiều lĩnh vực khác nhau. Dù đó là gì, hãy cố gắng kiếm tìm và đặt hết tâm huyết vào con đường mình đã chọn nhé.
Không mở rộng góc nhìn của bản thân
Nếu cuộc sống của bạn hoàn hảo, điều đó có nghĩa là bạn đã có mọi thứ mình cần ngay trước mắt. Nếu không, điều đó có nghĩa là câu trả lời nằm đâu đó trong thế giới rộng lớn ngoài kia. Mọi người đều biết rằng đi du lịch giúp mở rộng tầm mắt.
Đọc sách cũng vậy.
Cũng như các mối quan hệ mới.
Và kể cả việc học những kỹ năng mới.
Hãy dành thời gian để làm ít nhất một trong số những điều trên sẽ khiến bạn tìm ra nhiều điều thú vị và giúp cuộc sống của bạn tốt hơn trong tương lai.
Không hiểu chính mình
Không phải ai cũng hiểu mình, nhưng những người có khả năng quản lý cuộc sống của bản thân thì chắc chắn hiểu rõ chính mình. Cũng giống như những thứ khác. Bạn không biết cách iPhone hoạt động, nhưng bạn hiểu cách sử dụng nó. Vì vậy, bạn không cần phải suy xét nội tâm sâu sắc, hoặc làm một cuộc kiểm tra tính cách gì cả, nhưng bạn cần phải biết sở thích, xu hướng của mình, động lực nào thúc đẩy bạn để có thể nói rằng: "Cái này phù hợp với tôi, cái này không hợp với tôi".
Không có một chỗ dựa tinh thần
Bạn cần có một điểm tựa khi những sóng gió của cuộc đời ập đến, dù bạn có mạnh mẽ đến đâu. Điểm tựa này là thứ mang lại bình yên và thanh tẩy cho tâm hồn chứ không phải là thứ khiến bạn quên đi vấn đề thực sự. Nhiều người chọn tôn giáo hay đức tin là chỗ dựa tinh thần. Stephen Covey có viết về những điểm tựa phổ biến nhất mà mọi người thường lựa chọn như nguyên tắc, gia đình, tiền bạc... Không có một chỗ dựa, tôi đảm bảo cuộc sống của bạn sẽ gặp khó khăn và dễ lạc lối hơn rất nhiều
Chỉ cho tôi một người tin rằng cuộc đời sẽ kết thúc khi bước sang tuổi 30 và tôi sẽ cho bạn thấy một người đã có một sự thức tỉnh muộn màng và đang loay hoay bắt đầu lại từ đầu.
Chỉ cho tôi một người nào đó không theo đuổi đam mê của riêng mình, và tôi sẽ cho bạn thấy một con người khốn khổ vẫn đang chật vật với cuộc sống.
Chỉ cho tôi một người nào đó không biết mở rộng góc nhìn của bản thân, và tôi sẽ cho bạn thấy một người bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn mà không biết làm thế nào để thoát ra.
Chỉ cho tôi một người không hiểu mình và tôi sẽ cho bạn thấy một người tưởng mình vẫn đang sống tốt cho đến khi những điều tiêu cực ập đến.
Chỉ cho tôi một người không có chỗ dựa tinh thần, và tôi sẽ chỉ cho bạn một người đã từng có tất cả cho đến khi bi kịch xảy ra, và rồi cả cuộc đời của họ sụp đổ.
Nếu cuộc đời sau 30 tuổi của bạn gặp nhiều trắc trở, thì không phải là do những thứ bạn đã làm trong những năm tuổi 20 mà là do những thứ bạn đã không làm trong những năm tuổi 20.
Nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc sau này, nó chỉ tóm gọn trong một câu: Hãy chọn chính mình. Cả hiện tại và cho tương lai.
Trí thức trẻ