MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những 'góc khuất' ít người biết về ngành sản xuất ô tô điện

Bắt đầu lăn bánh trên đường gần hai thập kỷ, ô tô điện hiện được xem là phương tiện của tương lai và đang chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như quy mô sản xuất trong vài năm gần đây.

Từng được coi là phương tiện có nhiều điểm yếu so với ô tô chạy xăng truyền thống do hiệu năng của động cơ điện phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ pin nhiên liệu vốn chưa phát triển, nhưng vài năm gần đây, những hạn chế này của ô điện đã dần được thu hẹp nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều hãng xe hàng đầu thế giới.

Theo dự đoán của giới chuyên gia, hồi cáo chung của động cơ đốt trong đang ngày một gần. Ngay cả Tổng giám đốc điều hành của Rolls Royce, ông Müller-Otvös cũng cho rằng ô tô điện là xu hướng không thể đảo ngược và do đó động cơ đốt trong chắc chắn sẽ không còn cơ hội tồn tại trong thời gian tới.

Rolls Royce – hãng xe siêu sang của Anh - vốn chỉ quan tâm tới tiện nghi của xe cũng đã bắt tay thiết kế một số mẫu xe chạy điện để phát triển trong tương lai.

Hãng Volvo đến từ Thụy Điển mới đây đã thông báo sẽ ngừng sản xuất những mẫu xe chạy 100% xăng hoặc dầu vào năm 2019.

Hiện trên thị trường đã có sẵn nhiều mẫu xe ô tô điện được đánh giá rất cao về tính năng không thua kém gì xe chạy xăng như Tesla Model S P100D, BMW i3, Hyundai Ioniq hay Volkswagen e-Golf…

Nằm trong kế hoạch tiếp thị của các hãng ô tô, hiện tại các điểm mạnh của ô tô điện đang được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông như không khí thải, động cơ gọn nhẹ, hiệu suất cao, công nghệ pin cho thời gian chạy dài hơn, giá thành giảm gần với giá ô tô truyền thống.

Tuy nhiên, còn nhiều góc khuất đằng sau ngành công nghiệp hiện đang là tâm điểm chú ý này mà phần lớn không hề được công bố.

Nhà máy xa vùng nguyên liệu

Đa số các hãng sản xuất xe ô tô truyền thống đều đặt nhà máy tại khu vực gần với các nhà máy sản xuất linh kiện cũng như vùng cung cấp nguyên liệu nhằm giảm chi phí vận chuyển và hậu cần. Thực tế cho thấy hãng xe nào nằm càng gần trung tâm công nghiệp phụ trợ và vùng nguyên liệu thì sẽ sản xuất ra những mẫu xe có giá thành rẻ và cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, với xe ô tô điện thì câu chuyện lại rất khác bởi phần lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất pin nhiên liệu – bộ phận quan trọng và đắt nhất của chiếc xe – lại thường nằm rất xa các nhà máy. Phần lớn các nguyên liệu này chỉ sẵn có và được khai thác ở một số khu vực nhất định trên thế giới và sau đó phải được vận chuyển với quãng đường rất xa đến nơi sản xuất.

Sử dụng kim loại cực hiếm để sản xuất

Một trong những nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất pin nhiêu liệu cho ô tô điện là lithium - kim loại được xếp vào loại cực hiếm trên thế giới, chưa kể giá thành của kim loại này ngày càng tăng do nguồn cung giới hạn.

Theo khảo sát của giới khoa học Mỹ, lithium hiện chỉ được khai thác với số lượng hạn chế từ Australia, Chile, Argentina, Trung Quốc và Zimbabwe.


Chuquicamata (Chile) - mỏ khai thác đồng sâu thứ hai trên thế giới.

Chuquicamata (Chile) - mỏ khai thác đồng sâu thứ hai trên thế giới.

Tương tự như dầu mỏ, lượng dự trữ lithium trên toàn cầu chỉ có giới hạn nên nguồn cung của kim loại này ngày càng giảm dẫn đến giá thành ngày càng cao, do đó sẽ chắc chắn sẽ đẩy giá bán của ô tô điện trong thời gian tới.

Một vấn đề nữa là công nghiệp sản xuất ô tô điện lại không chỉ sử dụng lithium, mà còn nhiều kim loại cũng quý hiếm không kém như dysprosium, lanthanum, neodymium, và praseodymium.

Tái chế ắc qui cũ

Chiếc xe điện đầu tiên đã chạy được gần 20 năm và chắc chắn khối pin theo xe đã phải thay vài lần. Câu hỏi đặt ra là sẽ xử lý những chiếc pin bỏ đi thế nào khi theo dự đoán thì sẽ có đến hàng triệu chiếc như vậy cần phải xử lý vào năm 2045.

Trong khi loại pin gốc lithium-ion hay Ni-Mh thì có thể tái chế được trên quy mô lớn, hiện vẫn chưa có giải pháp tổng thể cho việc tái chế pin lithium của ô tô điện. Thực tế đã có vài công ty đứng ra nhận làm tái chế loại pin này nhưng chưa ai dám chắc rằng họ có thể cáng đáng được một số lượng lớn pin thải ra trong thời gian sắp tới khi xe điện trở nên phổ thông hơn.

Và vấn đề được đặt ra là liệu khẩu hiệu “bảo vệ môi trường” của ô tô điện có còn đúng khi hàng triệu khối pin thải sẽ không được tái chế hoặc tái chế đúng cách.

Sửa chữa phức tạp


Người thợ sửa một chiếc Volkswagen Bettle.

Người thợ sửa một chiếc Volkswagen Bettle.

Không giống như ô tô truyền thống, không phải ai cũng có thể sửa được ô tô điện do hầu hết các bộ phận cốt yếu của loại xe này là những bảng mạch phức tạp, đòi hỏi thợ phải được đào tạo chuyên ngành và có tay nghề cao.

Sẽ không còn cảnh đánh xe ra một gara gần nhà với giá nhân công rẻ, hay nhờ một ông bạn rành về cơ khí để xem giúp cái xe trục trặc. Ngoài ra, nếu bị hỏng trên đường thì cách duy nhất là kéo nó về xưởng chuyên sửa ô tô điện mà thôi.

Không còn những chuyến phượt địa hình

Riêng về lĩnh vực xe địa hình thì hiện vẫn chưa có mẫu xe điện hiện hữu nào có thể đánh bại những “người hùng” truyền thống như Land Rover, Toyota Land Cruiser hay Jeep.

Giới chuyên gia cho rằng những hành trình dài và địa hình sẽ vẫn là “lãnh địa” riêng mà ô tô điện khó có thể vươn tới được trong một thời gian dài tới.

Ngoài các hạn chế về công nghệ địa hình thiết kế cho xe điện thì vẫn chưa hề có hệ sinh thái dành cho loại xe tại các vùng xa xôi như nơi cung cấp các trạm sạc pin chuyên dụng hay sửa chữa.

Xem link bài gốc ở đây

Theo Phi Hùng

Báo tin tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên