MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc "áo lính"

22-12-2024 - 09:02 AM | Doanh nghiệp

Từ chiến trường trở về với cuộc sống đời thường, nhiều doanh nhân xuất ngũ đã thể hiện tài năng, bản lĩnh vượt khó để đóng góp vào sự phát triển của tổ quốc trên một mặt trận mới.

Từ chiến trường đấu tranh bảo vệ tổ quốc tới thương trường góp sức xây dựng đất nước, những người lính thời chiến đã thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình trong thời bình thông qua hoạt động kinh doanh, từ đó trở thành những doanh nhân tiêu biểu đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hiện nay.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), cùng Người Đưa Tin điểm lại những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng khoác trên mình "áo lính".

Ông Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu

Ông Đào Hồng Tuyển là cựu binh Đoàn tàu Không số huyền thoại. Sinh năm 1954 tại Quảng Yên (Quảng Ninh), sau khi nhập ngũ ông tham gia Đoàn tàu Không số qua đường Hồ Chí Minh trên biển - đây là đoàn tàu vận chuyển vũ khí vào chiến trường và đưa cán bộ lãnh đạo vào Nam, ra Bắc.

Chiến tranh kết thúc, ông chọn ở lại Tp.HCM để lập nghiệp, thành lập công ty với mong muốn để có thể giúp đỡ những cựu chiến binh Đoàn tàu Không số.

Với hai bàn tay trắng, những ngày đầu ông rất khó khăn. Ông Tuyển trải qua nhiều công việc, như dọn chuồng heo, làm phục vụ, bán thuê hàng hóa,... nhờ đó, ông tích cóp và bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh từ lĩnh vực nước giải khát, bánh kẹo rồi phân bón...

Năm 1997, Tập đoàn Tuần Châu tiền thân là Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh được thành lập, ghi dấu ấn trên thương trường với dự án đầu tay là xây dựng con đường vượt biển dài hơn 2km, rộng 15m nối quốc lộ 18 với đảo Tuần Châu vào năm 1997.

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc

Ông Đào Hồng Tuyển - người được mệnh danh "Chúa đảo" Tuần Châu.

Đến nay, ông Đào Hồng Tuyển cùng với Tập đoàn Tuần Châu đã đầu tư rất nhiều dự án trong các lĩnh vực như: cảng tàu, bến du thuyền, bất động sản, khách sạn - khu nghỉ dưỡng, ẩm thực nhà hàng... tại đảo Tuần Châu cũng như một số địa phương khác.

Trong đó, bến du lịch Tuần Châu là một cảng du thuyền nhân tạo lớn nhất thế giới do Tập đoàn Tuần Châu phát triển, nằm ở giữa vùng vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, giúp thông thương với các cảng tàu hiện đại trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc... Chỉ riêng dự án bến du lịch này, ban đầu ước tính vốn đầu tư là 10.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO Việt Nam

Sinh ngày 23/8/1957 tại tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Như So được bến đến là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam.

Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 - 15 nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Sau khi tốt nghiệp lớp 10 (tương đương với lớp 12 hiện nay), ông có tới 14 năm phục vụ trong Quân đội. Xuất ngũ và lấy được tấm bằng cử nhân kinh tế, năm 1988 ông được điều về giữ chức Phó Giám đốc Công ty Vật tư Hà Bắc.

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO Việt Nam Nguyễn Như So.

Tới năm 1996, ông So bị điều về làm việc tại Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc khi cơ sở vật chất của cả công ty chỉ có một chiếc máy hàn trị giá khoảng 2,5 triệu đồng, vài cán bộ và khu đất bỏ hoang cỏ mọc tràn lan.

Quyết tâm tìm hướng đi mới để phát triển, ông nhận trong nước khi đó tuy là nước nông nghiệp nhưng phải nhập đến 80% lượng thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Do vậy, ông định hướng doanh nghiệp theo hướng sản xuất thức ăn chăn nuôi và con giống.

Từ một doanh nghiệp nhà nước từ quy mô nhỏ bé, làm ăn thua lỗ, thậm chí còn nằm trong diện giải thể qua hơn một thập kỷ xây dựng dưới bàn tay lèo lái "mát tay" của vị lãnh đạo đi ra từ quân ngũ, giờ đã trở thành Tập đoàn DABACO lớn mạnh với 22 nhà máy, công ty, xí nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cao cấp - cung cấp giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm nông sản, bao bì, kinh doanh thương mại và cả Khu công nghiệp, đô thị…

Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Sacombank

Ông Dương Công Minh là doanh nhân có tiếng trong giới tài chính, bất động sản, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tên tuổi như Công ty Cổ phần Him Lam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, cố vấn cao cấp HĐQT Bamboo Airways.

Sinh năm 1960 tại tỉnh Bắc Ninh, tới năm 1984 ông Minh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Vật giá - Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân).

Sau đó, trong giai đoạn 1984 - 1993, ông Minh là sĩ quan Công ty Xuất nhập khẩu - Bộ Quốc phòng, cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu cà phê thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Năm 1994 - 1997, ông là Giám đốc Xí nghiệp xây dựng - Công ty Thanh Bình - Bộ Quốc phòng.

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc

Ông Dương Công Minh là doanh nhân kỳ cựu trong giới tài chính, bất động sản.

Năm 1994, ông Minh thành lập Công ty TNHH Thương mại Him Lam, tiền thân của CTCP Him Lam, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Ông sở hữu tới 99% vốn của Him Lam.

Chỉ trong vòng 7 năm từ 2003 đến 2010, Him Lam không mừng mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ lên gấp từ 300 triệu đồng lên 6.500 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của công ty đang là 10.000 tỷ đồng.

Không dừng lại ở bất động sản, Tập đoàn Him Lam còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại dịch vụ, nhân lực, khai khoáng, tài chính - ngân hàng.

Tên tuổi ông Minh sau đó gắn với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienvietPostBank (hiện đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát - LPBank), đến nay ông là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thaibinh Seed

Sinh ra tại một gia đình thuần nông tại tỉnh Thái Bình vào năm 1950, khi đang học cấp 3, ông tình nguyện tham gia nhập ngũ.

Sau đó, ông Trần Mạnh Báo trở thành lính Sư đoàn 320 chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị; rồi vượt Trường Sơn, cùng đồng đội tại Sư đoàn 1 tham gia giải phóng Campuchia. Chiến tranh kết thúc, ông Báo trở về quê hương và mang trên mình thương tật 2/4.

Mang trong mình khát khao được làm việc và cống hiến cho ngành nông nghiệp, ông Báo khi ấy xin làm công nhân tại Trạm Truyền giống lợn Hưng Hà, sau đó làm tạp vụ cho Công ty Giống cây trồng Thái Bình - tiền thân của ThaiBinh Seed.

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thaibinh Seed.

Với sự tâm huyết và táo bạo trong các ý tưởng cũng như quyết định của mình, ông Báo đã nhiều lần khiến Thaibinh Seed trở thành doanh nghiệp tiên phong về mô hình sản xuất, đăng ký bản quyền, sáng tạo giống gạo mới…

Hiện ThaiBinh Seed cung ứng hơn 20% lượng giống lúa cho nông dân cả nước, riêng tại Thái Bình, các loại giống chủ lực này chiếm tới 80% cơ cấu sản xuất.

Dưới sự quản lý của ông Trần Mạnh Báo, Thaibinh Seed đã xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình với thương hiệu gạo Niêu Vàng, A Sào… Đơn vị này cũng đã nghiên cứu chọn tạo thành công và được công nhận 9 giống cây trồng mới.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ điện lạnh REE

"Bóng hồng" hiếm hoi trong danh sách doanh nhân có quá khứ từng hoạt động trong quân đội, ít ai biết bà Nguyễn Thị Mai Thanh từng gia nhập quân ngũ vào năm 16 tuổi với nhiệm vụ đầu tiên là học về dược tá tại Sư đoàn 9, Chiến khu Đ, miền Đông Nam Bộ. 6 sau năm đó, bà làm việc với vai trò là một người lính quân y và được cử ra Bắc đào tạo vào năm 1973.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội, cha là Trung tướng Nguyễn Thới Bưng – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng bà Thanh cho biết khi nhập ngũ cũng làm mọi thứ như đàn ông từ chẻ củi, tải gạo tới lội sông, lội suối vì bản thân "luôn cố gắng quên mình là con của một cán bộ" và "không cho phép xem mình là phụ nữ để gây khó khăn cho người khác".

Những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng mặc

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ điện lạnh REE.

Năm 1982, bà trở thành kỹ sư của Xí nghiệp Quốc doanh liên hiệp Thiết bị lạnh (Tp. HCM) – tiền thân của CTCP Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) và chỉ 3 năm sau đó được đề nghị kế vị chức Giám đốc xí nghiệp ở tuổi 33 dựa vào năng lực vượt trội của mình.

Vượt qua nhiều thử thách ban đầu, năm 1992, bà Mai Thanh đã dẫn dắt xí nghiệp của mình thực hiện cổ phần hoá và trở thành một trong những công ty cổ phần đầu tiên có vốn Nhà nước, vốn của cán bộ công nhân viên và vốn nước ngoài.

Dưới sự chèo lái tài tình và kiên định của "nữ tướng" Nguyễn Thị Mai Thanh, REE nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh và tăng trưởng tốt nhất trên sàn chứng khoán, giúp vị nữ tướng này và REE liên tục được "hái quả ngọt".

Kể từ sau khoản lỗ hơn 150 tỷ đồng vào năm 2008, doanh nghiêp của "nữ tướng" Mai Thanh chưa từng ghi nhận kết quả lỗ đến thời điểm hiện tại.

Theo Nguyễn Hồng Nhung

Người Đưa tin

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên