Những hàng hóa nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus corona?
Virus corona biến thể gây viêm phổi cấp xuất hiện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nhanh chóng lan ra một số khu vực khác của nước này và đã vượt qua biên giới tới Macao (Trung Quốc) , Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam.
- 26-01-2020Khởi đầu bấp bênh, giá dầu sẽ diễn biến ra sao trong năm 2020?
- 26-01-2020Nữ bác sĩ sắp về hưu tình nguyện quay lại bệnh viện trực chiến vì dịch viêm phổi Vũ Hán, bức thư xin lỗi con trai "dậy sóng" cộng đồng mạng
- 26-01-2020Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đang được kiểm soát tốt
Dịch virus này làm mọi người liên tưởng tới Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào năm 2002-2003, cũng bắt đầu ở Trung Quốc, làm chết khoảng 800 người trên toàn cầu, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ tốp đầu thế giới đối với hàng loạt mặt hàng như xăng dầu, sắt thép, kim loại, cao su…. Do đó, khi nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô thế giới có thể giảm 3 USD/thùng
Goldman Sachs dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc sụt giảm do dịch virus coronoa có thể khiến giá dầu thô thế giới giảm khoảng 3 USD/thùng, làm gia tăng lo ngại cho thị trường vốn đang chứa đựng rất nhiều bất ổn này.
Theo Goldman, dịch virus lần này có thể khiến nhu cầu dầu thô thế giới giảm trung bình khoảng 260.000 thùng mỗi ngày, trong đó riêng nhu cầu nhiên liệu jet dùng cho máy bay giảm khoảng 170.000 thùng/ngày. Nếu dịch bệnh lan rộng ra các nước Châu Á khác, nhu cầu nhiên liệu cho ngành hàng không sẽ còn giảm mạnh hơn nữa.
Từ khi phát hiện trường hợp nhiễm virus này, chỉ trong một tuần qua, giá dầu thô đã giảm mạnh. Theo đó, dầu Brent giảm 6,4% - nhiều nhất kể từ ngày 21/12/2018 - xuống 60,69 USD/thùng; dầu WTI giảm 7,4% - nhiều nhất kể từ ngày 19/7/2019 – xuống 54,19 USD/thùng.
Sắt, thép nguy cơ tổn thất nặng
Nếu dịch virus corona lan rộng, hoạt động xây dựng ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù còn hơi sớm để đánh giá tác động đối với lĩnh vực này.
Ngành xây dựng Trung Quốc thường bắt đầu sôi động từ sau Tết âm lịch. Tuy nhiên, việc phong tỏa một số ổ dịch và hạn chế việc đi lại của người dân sẽ khiến hoạt động xây dựng bị trì trệ, nhu cầu sắt thép theo đó cũng giảm sút.
Giá quặng sắt và thép năm 2019 đã tăng trưởng mạnh, trong đó quặng sắt có thời điểm cao nhất 5 năm do nguồn cung khan hiếm ở 6 tháng đầu năm khi Brazil đóng cửa mỏ khai thác vì sự cố vỡ đập nghiêm trọng và lốc xoáy nhiệt đới ở Australia cản trở hoạt động khai thác mỏ. Tháng 7/2019, quặng sắt hàm lượng 62% đạt 125,2 USD/tấn, trước khi giảm dần về 78,15 USD/tấn vào tháng 11/2019. Mùa Đông hoạt động xây dựng ở Trung Quốc chậm lại nên nhu cầu sắt thép giảm xuống, nhưng sẽ tăng dần từ mùa xuân để lại giảm nhẹ trong mùa hè. Ngày 23/1/2020, quặng 62% có giá 96,8 USD/tấn (tăng trên 20% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019 là tháng 11, nhưng mới chỉ bằng một nửa mức tăng 41% của mùa Đông năm 2018, khi giá quặng 62% tăng từ 64,6 USD/tấn tháng 11/2018 lên 90,75 USD/tấn tháng 2/2019). Tốc độ tăng giá quặng sắt mùa đông này thấp hơn mùa đông trước cho thấy triển vọng thị trường quặng sắt cũng như thép Trung Quốc sắp tới có nhiều yếu tố bất trắc.
Kim loại đồng nằm trong số mặt hàng bị ảnh hưởng lớn
Giá đồng tuần này giảm trên 5% do lo sợ dịch bệnh do virus corona lây lan ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Trung Quốc cũng như tới nhu cầu các kim loại. Mức giảm này là nhiều nhất kể từ tháng 1/2015. Trên sàn London (LME), đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng hiện ở mức 5.925 USD/tấn.
Giới đầu tư bán mạnh đồng ra, khiến lượng đồng lưu kho trên sàn LME tăng mạnh thêm hơn 5% trong tuần tới 24/1, lên 190.075 tấn; lượng đồng lưu trữ ở Trung Quốc cũng tăng 15% lên 155.839 tấn, cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.