Những hồ nước khổng lồ cạn trơ đáy báo hiệu cơn ác mộng cho cả nhân loại
Trái ngược với những phát lộ thú vị khi những hồ nước khổng lồ cạn nước, các chuyên gia cảnh báo tình trạng này cho thấy con người cần phải hành động ngay lập tức trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
- 06-06-2022Thế giới cạn kiệt “vàng đen”, lương thực, thuốc men và khí hậu đều bị đe dọa
- 31-03-2022Bất chấp các cam kết về khí hậu, nhiều ngân hàng trên toàn cầu vẫn đổ hàng trăm tỷ USD cho khai thác nhiên liệu hóa thạch
- 30-03-2022Bộ trưởng Tài chính Đức cảnh báo Nga "phải nghĩ đến hậu quả" khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp
- 24-01-2022Bill Gates: Rất nhiều startup về công nghệ khí hậu sẽ thất bại, nhưng chỉ cần một số công ty thành công
- 26-11-2021Vật bất ly thân của con người đang tàn phá môi trường đến không ngờ: Lướt Facebook, TikTok cũng gây biến đổi khí hậu
Thời gian gần đây, truyền thông Mỹ đưa khá nhiều tin về những phát hiện thú vị, thậm chí là rùng rợn, khi các hồ nước khổng lồ cạn trơ đáy vì hạn hán. Chẳng cần số liệu thống kê, bất cứ người dân nào cũng có thể nhận ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đằng sau đó là một vấn đề nghiêm trọng mà thế giới đang tìm cách để giải quyết.
Nếu bạn không cảm thấy lo ngại trước mối đe dọa do lượng khí nhà kính ngày càng tăng, có lẽ bạn chưa chú ý đến những hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Trong khi đó, những người biết về tình trạng này nhưng lại vì lợi ích ngắn hạn hoặc mục đích chính trị mà phớt lờ, thậm chí tiếp tục có những động thái làm gia tăng biến đổi khí hậu thì họ đang phản bội lại nhân loại.
Nhiều nhà quan sát phải thốt lên rằng, sự nóng lên toàn cầu như thể là vấn đề như được sinh ra để làm khó các hoạt động chính trị. Những phí tổn mà các hoạt động bảo vệ môi trường đòi hỏi thường đi ngược lại với lợi nhuận doanh nghiệp và khiến các chính trị gia "mất phiếu". Đó cũng là lý do tại sao nhiều người cho rằng thế giới hành động chưa đủ trong cuộc chiến này.
Đầu tiên, khi các nhà khoa học bắt đầu cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu vào những năm 1980, người ta nghĩ răng đây là vấn đề của tương lai. Đến bây giờ, nhiều người vẫn tiếp tục duy trì cái nhìn đó. Thậm chí, họ còn tỏ ra bàng quan ngay cả khi các thành phố ven biển có nguy cơ chìm sâu do nước biển dâng.
Đã đến lúc những quan điểm này cần phải thay đổi. Hơn bao giờ hết, con người đang nhìn thấy ngày càng nhiều tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, cả ở tần suất lần cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Siêu hạn hán là một trong số đó. Dẫu vậy, đây vẫn chỉ là những con số thống kê mà phần đông thế giới chưa thể nhìn thấy bằng mắt thường, ít nhất là với những người không muốn thấy. Họ cho rằng thời tiết luôn biến động. Các đợt nắng nóng và hạn hán xảy ra trước khi hành tinh bắt đầu ấm lên. Các đợt lạnh sâu vẫn xuất hiện ngay cả khi nhiệt độ trung bình đang tăng. Chính bởi thế, những con số thống kê hiện vẫn chưa đủ thuyết phục nhiều người.
Ngoài ra, bất cứ nỗ lực lớn nào nhằm giảm phát thải khí nhà kính đều đòi hỏi chi phí đáng kể. Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ đang giúp những chi phí này thấp hơn nhiều. Thậm chí, không quá để dùng từ "đột phá" khi mô tả về những công nghệ giúp bảo vệ môi trường hiện nay. Dẫu vậy, lo ngại về thiệt hại kinh tế cũng đang góp phần không nhỏ trong việc cản trở các nỗ lực hành động nhằm chống biến đổi khí hậu.
Cuối cùng, biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, đòi hỏi hành động đồng thời của mọi quốc gia. Khi chưa có sự đồng lòng, thực tế này biến thành trở ngại. Các quốc gia sẵn sàng lấy lý do nước này chưa bảo vệ môi trường, nước khác tiếp tục gia tăng phát thải… để từ chối những lời kêu gọi giảm phát thải để hạn chế biến đổi khí hậu.
Với những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại, rõ ràng chúng ta không nói về những điều tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai mà đang diễn ra trong thực tế. Việc các hồ nước biến mất dẫn tới các loài động vật hoang dã có thể chết hàng loạt ngay từ mùa hè này. Cũng chẳng cần thống kê để thấy các hồ nước đang dần thu hẹp lại.
Rõ ràng, nếu nhân loại không hành động ngay lập tức để cứu các hồ nước đang cạn trơ đáy, liệu chúng ta có cơ hội nào để cứu hành tinh này?
Tham khảo: New York Times