Những hồ nước tuyệt đẹp giữa "sa mạc" cát sau mùa lũ
Giữa mênh mông cát trắng ở Quảng Bình, mấy ai biết rằng cứ sau mỗi mùa mưa lũ lại tạo ra những hồ nước lớn nhỏ tuyệt đẹp nằm xen lẫn giữa những động cát tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao...
- 16-11-2022"Huyền thoại Brunei 76 tuổi" giàu cỡ nào mà sở hữu 600 chiếc Rolls Royce, có cả Boeing dát vàng, ở cung điện đẳng cấp nhất thế giới?
- 16-11-2022Lịch trình 2 ngày 1 đêm ngắm hoa cải và khám phá thảo nguyên xanh Mộc Châu dành cho người bận rộn
- 16-11-2022Cô gái mặc lại váy cưới của mẹ gây chú ý: “Kỉ niệm vô giá mẹ từng không cho mình đụng vào”
- 16-11-2022Hà Giang đang vào mùa đẹp nhất, ghé ngay những ngôi làng cổ đẹp và yên bình
- 16-11-2022Sao Hollywood gốc Cần Thơ về Việt Nam dạo phố cổ, ăn bún chả
Dọc đường Bắc Nam, sau khi con đường tránh lũ dài hơn 30km bắt nguồn từ cầu Quán Hàu (Quảng Ninh - Quảng Bình) cho đến điểm tiếp giáp là xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) được hình thành đi qua vùng cát trắng bao đời nay khô cằn của hai huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy đã tạo ra một trong những điểm check in tuyệt đẹp cho du khách thập phương.
Con đường len lỏi giữa vùng cát trắng, hai bên khô cằn và chỉ ít loài cây sống được như cây phi lao hay cây tràm hoa vàng bởi vì những loài cây khác khó có thể thể chịu đựng được sức nóng bỏng của cát vào mùa hè và sự bồi lấp cát bởi gió Lào xảy ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Một số động cát hay hồ nước ven con đường tránh này đã trở thành nơi du khách dừng chân chụp ảnh thường xuyên, đặc biệt là những nơi có hồ nước sát mép đường bởi du khách khó có thể cưỡng lại vẻ đẹp tự nhiên của những động cát vào thời điểm bình minh hay hoàng hôn.
Với hàng chục ngàn ha cát trắng và lác đác một ít vùng có những cây phi lao được trồng để chống nạn cát bay, hay một số hộ dân đã trồng những rừng cây tràm hoa vàng giữa cát thì vùng cát của hai huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy này chỉ tồn tại được loại cây Rười có thể sống, tồn tại "ngắc ngoải" trên cát trắng bởi ở vùng này nước rất khan hiếm. Tuy nhiên, mỗi mùa mưa lũ về đã làm thay đổi vùng cát khi ở đây có những nơi nước tích tụ tạo thành những hồ tuyệt đẹp giữa cát trắng.
Người dân địa phương nơi đây cũng khẳng định rằng, những hồ nước ở vùng cát này tồn tại tầm 6-9 tháng trong 1 năm. Tuy nhiên giữa cát trắng khô cằn thì họ không thể tận dụng để nuôi trồng thủy sản hay trồng cây phát triển kinh tế được. Mọi thứ đều bỏ hoang và hiếm có dấu chân người đi đến được những nơi đó.
Mọi thứ được hình thành và người dân cũng tiếp cận được những hồ nước đó khi trang trại điện gió tạo ra những con đường để đi lại thuận tiện hơn. Cũng từ đó thấy nhiều người di chuyển bằng xe máy từ nơi khác đến chụp ảnh với các cột điện gió, các hồ nước giữa "sa mạc" cát này...
Quả thật, những hồ nước tuyệt đẹp được hình thành sau lũ cho thấy có những điểm sẽ trở thành nơi cắm trại, check in của du khách tuyệt đẹp. Ở đó họ có thể chèo thuyền ra giữa hồ, có thể cắm trại để ngắm bình minh, hoàng hôn và có thể vui chơi thỏa thích giữa mênh mông cát trắng...
Đường tránh lũ đi qua giữa hồ nước
Nước mưa đã làm ngập một số khu vực trồng cây tràm hoa vàng
Tạo nên những ốc đảo xanh mướt
Những đồi cát vươn mình ra hồ lớn...
Bao bọc những đồi cát là các hồ nước chỉ được tạo nên sau mỗi mùa lũ và tồn tại khoảng 6-9 tháng trong mỗi năm giúp cây tràm hoa vàng phát triển
Những cột điện gió trải dài dọc đường tránh lũ và có những hồ nước xung quan trở thành điểm thu hút du khách dừng chân chụp ảnh làm kỷ niệm
Một hồ nước "nuốt" trọn những bụi cây rười bé nhỏ giữa mênh mông cát trắng.
Những hồ nước lấn chân đồi cát tạo nên một số điểm có thể cắm trại và tổ chức các trò chơi dưới nước
Những cây tràm hoa vàng mọc lên giữa hồ nước
Một trong những hồ nước lớn nhất ở vùng cát này với những rừng cây phi lao, tràm hoa vàng bao phủ
Những bãi cát vàng dọc hồ sẽ trở thành điểm cắm trại lý tưởng
Những hồ nhỏ sau mưa lũ len lỏi giữa trang trại điện gió
Đường tránh lũ đi giữa hai hồ nước
Tổ quốc