Những khoản chi đầy bất ngờ sân Mỹ Đình phải “gánh” cho mỗi trận đấu: Gần 400 triệu các loại thuế, phân bón cỏ cũng hơn trăm triệu
Cho thuê sân với giá cao kỷ lục (800 triệu đồng/trận) nhưng nếu tính một cách tổng thể, sau mỗi trận Khu liên hợp Thể thao Mỹ Đình vẫn chịu lỗ từ 100-200 triệu đồng, khi mà chi phí phải bỏ ra lên đến cả tỷ đồng.
- 09-01-2023"Ế" cổ phiếu ESOP dù giá phát hành chỉ hơn một nửa thị giá, Gilimex (GIL) phân phối lại cho 4 lãnh đạo
- 09-01-2023AEON “gỡ khó”, nâng cao năng lực cho nhà cung cấp
- 09-01-2023PVOIL triển khai chương trình về quê đón Tết cho 1.000 sinh viên
Trước khi AFF Cup 2022 diễn ra, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng với Khu liên hợp thể thao quốc gia để thuê sân Mỹ Đình làm sân nhà của đội tuyển Việt Nam. Giá thuê sân cho mỗi trận đấu của tuyển Việt Nam là 800 triệu đồng.
Dù cho thuê sân với giá cao kỷ lục so với mức trước đây (chỉ từ 300 triệu đồng hoặc 500 triệu đồng/trận tùy theo tính chất quan trọng của trận đấu) nhưng khu liên hợp vẫn rơi vào tình trạng bị lỗ. Tính một cách tổng thể, sau mỗi trận Khu liên hợp Thể thao Mỹ Đình chịu lỗ từ 100-200 triệu đồng do chi phí phải bỏ ra lên đến cả tỷ đồng.
Theo tính toán, Khu liên hợp Thể thao Mỹ Đình phải chi trả khoản tiền lên đến gần 1 tỷ đồng cho 1 trận đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2022, bao gồm: 200 triệu đồng tiền thuế đất, 200 triệu đồng tiền điện, 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng, 80 triệu đồng tiền phạt nộp chậm, 100 triệu đồng tiền khấu hao tài sản, 120 triệu tiền phân bón chăm sóc sân cỏ, 100 triệu tiền làm thêm ngoài giờ cho đấu tập và thi đấu chính thức, tiền thuê người làm công tác hậu cần (dọn rác, vệ sinh mặt sân, khán đài, xung quanh sân trước, trong và sau sân trận đấu) mất hơn 100 triệu đồng , nếu thuê công ty làm hoàn thiện là 400 triệu đồng .
Mức giá cho thuê cao, chi 120 triệu đồng cho phân bón chăm sóc cỏ mỗi trận nhưng gần đây, chất lượng mặt sân Mỹ Đình ở kỳ AFF Cup 2022 bị phàn nàn là không tốt vì cỏ nhiều chỗ bị khô, vàng úa.
Một lãnh đạo của VFF cho biết, vì Hà Nội vào mùa đông, có sương muối nên chất lượng mặt sân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo quan điểm của vị lãnh đạo, nếu mặt sân được chăm sóc thường xuyên ngay từ khi cỏ còn xanh thì có lẽ đã không dẫn đến tình trạng như mọi người nhìn thấy hiện tại.
Người này khẳng định, ngành thể thao và VFF sẽ thường xuyên thúc giục khu liên hợp chăm sóc mặt sân ở mức tốt nhất có thể để làm sao đến ngày thi đấu, các cầu thủ không bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Về khoản phạt chậm nộp, lãnh đạo khu liên hợp cho biết: “ Nguồn tài chính của chúng tôi đã hoàn toàn cạn kiệt, không có khả năng trả nợ thuế. Khu liên hợp nhiệm kỳ cũ đã để lại ngân khố rỗng, và hiện tại chúng tôi rất bế tắc.
Chúng tôi tha thiết mong các cấp có thẩm quyền có sự điều chỉnh về cơ chế quản lý khu liên hợp. Đồng ý cho chúng tôi thực hiện tiếp tục các hợp đồng liên doanh liên kết cũ hoặc ký mới. Là đơn vị được giao nhiệm vụ phải tự chủ hoàn toàn, nếu không cho phép chúng tôi ký hợp đồng liên doanh liên kết, hoặc chúng tôi không được phép khai thác các mặt bằng sẵn có - những mặt bằng không ảnh hưởng đến các dự án thể thao, thì khu liên hợp vừa không có nguồn thu và dĩ nhiên càng không có nguồn để trả nợ thuế.
Khu liên hợp phải chắt bóp từng đồng để trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tiền chăm sóc mặt sân Mỹ Đình và các hạng mục khác của khu liên hợp cũng không thể dư dả bởi làm gì có mà dư dả, nợ còn đang chồng nợ chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết ”.
Nhịp sống thị trường