Những lời này, con cái tuyệt đối không được mở miệng nói với cha mẹ: Dù là ai cũng cần phải nhớ!
Có những lời nói, việc làm, đôi khi chỉ là sự vô tình nhưng cũng đủ để xát muối vào lòng cha mẹ. Phận làm con, cần phải biết để tránh làm tổn thương những người yêu thương mình nhất.
- 26-07-20203 việc này, cha mẹ nhất định phải làm nếu muốn trẻ lớn lên không sống ỷ lại vào người khác
- 26-07-2020Nghiên cứu của Đại học Harvard: Có 3 giai đoạn phát triển trí não đỉnh cao của trẻ, cha mẹ không nên bỏ lỡ
- 20-07-20205 loại "ung thư gia đình" có thể di truyền từ cha mẹ đến con cái
Đời người là ánh mắt dõi đưa một ngày một xa
Những người con hay oán trách cha mẹ mình có thể không biết: Gặp gỡ trong kiếp người, gặp một lần là ít đi một lần.
Bà Long Ứng Đài (một nhà văn nổi tiếng) sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài liền quay về Đài Loan dạy học.
Lúc đi báo danh, cha của bà lái một chiếc xe tải giá rẻ chuyên dùng để chở thức ăn chăn nuôi để đưa bà đi. Cha bà dựa vào chính chiếc xe duy nhất ấy để kiếm tiền, nuôi bà nên người.
Hôm ấy, cha của bà không lái xe đến cổng chính trường đại học mà dừng ở cửa hông trong ngõ hẻm, nói với bà: "Bố cảm thấy rất có lỗi với con, chiếc xe này thực sự không thích hợp để chở một giáo sư đại học".
Long Ứng Đài xuống xe, ánh mắt nương theo bóng hình cha đang vội vàng lái khỏi con hẻm.
Điều bà không ngờ rằng, lần tiếp theo nhìn thấy bóng dáng cha rời đi lại ở trước cửa lò hoả thiêu.
Nhìn theo bóng dáng cha nằm trong cỗ quan tài từ từ được đưa vào lò hoả thiêu, bà Long Ứng Đài nói: "Duyên phận giữa con cái và cha mẹ trong kiếp này chỉ dừng lại ở ánh mắt không ngừng dõi theo bóng lưng cha mẹ mỗi ngày một xa."
Vì thế, người làm con đừng bao giờ mở miệng oán trách cha mẹ kém cỏi, không cho mình được một cuộc sống sung sướng hơn.
Đừng ngưỡng mộ bố mẹ người khác giỏi giang, thành đạt, kiếm nhiều tiền mà nghĩ rằng "bố thì phải thế nào mới đáng làm bố, mẹ thì phải thế nào mới đáng làm mẹ".
Hãy chân thành và tôn trọng bố mẹ mình: "Con chấp nhận, bố mẹ chỉ có vậy; con chấp nhận, là con đã lựa chọn bố mẹ; con đón nhận và tận hưởng mọi thứ bố mẹ cho con."
Hãy trân trọng thời gian còn được ở bên cha mẹ của mình, họ là người đã sẵn sàng vì bạn mà có thể chấp nhận hi sinh tất cả, dù là mạng sống.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái luôn lớn hơn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ
Tôi từng nghe được một câu nói thế này: "Khi chúng ta còn bé, cha mẹ chọn dùng tình yêu thương vô bờ để dẫn dắt chúng ta. Khi đã lớn khôn, chúng ta lại chọn lấy tình cảm xa cách để đem trả lại cho họ".
Thật buồn là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái luôn lớn hơn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ. Rất ít những người con có thể chăm sóc cha mẹ già tận tuỵ như năm xưa cha mẹ từng chăm bẵm chúng ta.
Có lẽ là vì sau khi trưởng thành, con cái cũng trở thành cha mẹ của những đứa trẻ khác. Ánh mắt của các con chỉ chứa đủ hình bóng con cái của chúng mà nhất thời quên ngoảnh đầu lại ngắm nhìn ánh mắt trìu mến luôn luôn dõi theo phía sau của cha mẹ.
Người xưa có câu: "Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn phụng dưỡng mà người còn đâu". Có rất nhiều người dành rất nhiều thời gian sức lực để nắm giữ tình bạn, tình yêu mà lãng quên mất tình thân.
Nếu con cái có hiểu lầm bạn, người làm cha mẹ hãy nhớ nói với chúng: "Sẽ không có ai yêu con hơn mạng sống bằng mẹ của mình".
Nếu bạn oán trách cha mẹ mình, xin hãy nhìn thật kỹ mái tóc bạc hai bên mai họ và cả nếp nhăn bên khoé mắt của họ nữa, đó là minh chứng cho những ưu lo cả đời của họ vì bạn.
Trong cuộc sống, người đến rồi lại đi, làm gì có cái gọi là tương lai còn dài. Là một người con, đừng tin câu nói tương lai còn dài, đừng để bản thân phải tiếc nuối điều gì trong cuộc sống.
Hãy học cách thấu hiểu nhiều hơn, dành nhiều thời gian ở bên người thân ngay khi còn kịp. Ngừng oán trách cha mẹ, bởi không phải cha mẹ kém cỏi, mà là yêu cầu của chúng ta quá nhiều.
Có người nói, "cha mẹ là khán giả duy nhất chứng kiến nửa đời đầu của con cái, còn con cái lại là khán giả duy nhất dõi theo cha mẹ nửa đời tiếp theo".
Cha mẹ chứng kiến sự ra đời và lớn lên của chúng ta, chúng ta lại phải đối mặt với tuổi già và sự ra đi của cha mẹ. Vế trước là niềm hân hoan vui sướng, vế sau là nỗi bi ai khôn cùng, cả hai hợp lại tạo nên một cuộc sống vô thường.
Con người ai cũng đều như vậy, điều chúng ta có thể làm chính là, trong nỗi bi ai hãy dồn vào đó chút niềm vui, học cách nhẫn nại với cha mẹ nhiều hơn, luôn vui vẻ hoà nhã, dùng sự bao dung và tình yêu cùng họ trải qua quãng đời còn lại.
Hãy đồng ý với cha mẹ, cuối tuần sẽ về nhà tự tay xuống bếp nấu cho cha mẹ bữa cơm.
Hãy đồng ý với cha mẹ, không quên gọi điện thoại cho cha mẹ mỗi ngày.
Và hãy đồng ý với cha mẹ, quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt của cha mẹ nhiều hơn.
Mỗi người cần phải biết rằng: Phận con cái chúng ta một lần hiếu kính cha mẹ còn hơn trăm lần quét dọn nấm mồ.
Thanh minh đốt vạn đống tiền cũng không bằng cùng ăn bát cơm khi còn tại thế. Vì thế, hãy hiếu thuận với cha mẹ ngay khi còn có thể, bởi tuổi tác chẳng buông tha ai bao giờ.
Trí thức trẻ