MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này

12-08-2021 - 23:25 PM | Sống

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này

Không mang tất khi đi giày từ lâu đã trở thành một xu hướng thời trang toàn cầu. Ngay cả những ngôi sao nổi tiếng Hollywood cũng ưa thích phong cách này. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, cùng với xu hướng này, một số bệnh nấm và nhiễm trùng cũng sẽ vì thế mà gia tăng theo.

Theo tờ Daily Mail, việc đi giày không có tất có thể dẫn đến tử vong. Campbell, một cậu bé 12 tuổi ở Anh, suýt chút nữa đã thiệt mạng trong một cú sốc độc do nhiễm trùng vết thương vì không mang tất khi đi giày.

Campbell bị phồng rộp ở gót chân phải và mẹ cậu bé chỉ bôi thuốc mỡ trị mụn cóc ở lên vùng chân bị thương. Không ngờ đến ngày hôm sau, bàn chân của Campbell bắt đầu sưng tấy, ban đỏ xuất hiện khắp người và nhiệt độ cơ thể tăng cao. Người mẹ lo lắng lập tức đưa bé đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết Campbell bị nhiễm trùng huyết và có thể không cứu được.

Sau khi nhập viện, thị lực của Campbell trở nên mờ đi, nhịp tim tăng nhanh, ban đỏ dần biến thành một đốm đen, chức năng cơ thể suy giảm và các cơ quan bắt đầu chết. Bác sĩ nói nếu vào viện muộn hơn 6 đến 12 tiếng thì không còn cách nào cứu được. May mắn thay, ca phẫu thuật rất thành công và các mô bị nhiễm trùng đã được loại bỏ. Hiện cậu bé đã dần hồi phục sức khỏe.

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa.(Ảnh: Internet)

Trong cuộc sống chắc hẳn đã rất nhiều lần bạn từng đi giày thể thao nhưng không mang tất hoặc đã bắt gặp một số người có chung thói quen đó. Điều này đối với bạn là bình thường và chắc chắn đây là một sở thích cũng như một thói quen khó bỏ.

Tuy nhiên, có phải việc đi giày mà không mang tất là một điều đơn giản như chúng ta thường nghĩ? Có phải đó chỉ là một việc làm vô thưởng vô phạt mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều so với việc phải bó chân mình vào một đôi tất chật chội?

Câu trả lời là không. Trên thực tế việc đi giày thể thao mà không mang tất đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đưa lại bệnh tật cho chúng ta, đây là một mối nguy hiểm mà không phải ai cũng có thể ngờ tới.

Và dưới đây là những hậu quả bạn sẽ phải gánh chịu:

1. Tăng nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng

Việc đi giày không mang tất làm tăng lực ma sát giữa da chân và giày, dễ gây phồng rộp, gây hiện tượng móng chọc thịt ở ngón chân, vết chai ở chân. Nếu không may bị xước da, bạn còn có nguy cơ nhiễm trùng.

2. Gây hôi chân, nhiễm nấm

Chuyên gia về chân Emma Stevenson nhận định trung bình mỗi ngày một bàn chân đi giày đổ nửa lít mồ hôi. Khi bạn đi tất, phần lớn lượng mồ hôi sẽ được hấp thụ vào đôi tất. Nhưng khi không đi tất, mồ hôi sẽ nằm lại giày và không thể thoát ra ngoài. Nếu bạn vẫn cứ tiếp tục đi giày không đi tất thì đôi giày sẽ rất dễ trở thành ổ vi khuẩn và chân của bạn có thể dễ mắc bệnh "chân lực sĩ" – một dạng nấm bàn chân. Đồng thời, nó sẽ tỏa ra mùi hương không hề dễ gửi chút nào.

Theo Báo cáo đánh giá lâm sàng về bệnh ngoài da của Khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Cleveland, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio thì "đi giày mà không có tất làm bạn có nguy cơ phát triển nhiễm nấm gọi là bệnh nấm mốc. Nấm men rất khó loại bỏ và có thể làm hỏng chân móng của bạn".

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này - Ảnh 2.

Bàn chân của bạn có thể sản xuất 500ml mồ hôi mỗi ngày, còn nhiều hơn 1 chút so với chai soda. Ảnh: Internet

3. Cảm lạnh

Gan bàn chân mỏng, giữ nhiệt kém. Ngoài ra, chân cách tim xa nhất nên máu đến chân ít hơn. Do vậy, chân có nhiệt độ da thấp nhất, cực kỳ dễ bị nhiễm lạnh. Một khi bàn chân bị lạnh, nó sẽ gây ra hàng loạt vấn đề nguy hiểm. Đặc biệt khi trời mưa, chân trần càng dễ bị nhiễm lạnh, có thể gây đau bụng, đau thắt lưng và chân. Chị em cũng dễ bị đau bụng kinh.

4. Gây dày sừng da và viêm da

Chân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với giày có xu hướng làm cho lớp sừng ở gót chân, ngón chân ngày càng dày, làm tăng khả năng hình thành chai sạn. Ngoài ra, một số người đi giày chân trần trong thời gian dài, mu bàn chân, ngón chân dễ bị mẩn đỏ, nổi mụn nước và các triệu chứng khác. Đây là một loại viêm da tiếp xúc do da bị dị ứng với chất liệu giày như da, cao su...

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này - Ảnh 3.

Chân dễ bị nhiễm nấm, viêm da và đổ mồ hôi khi trời nóng bức, đi giày không có tất, nhất là giày kém thông thoáng như dép nhựa, giày du lịch... Ảnh: Internet

Cách đi giày đảm bảo an toàn

-Lựa chọn những đôi tất nửa bàn chân để vừa có thể thấm hút mồ hôi vừa không bị lộ tất khi giày

- Chọn những loại giày có lỗ thông hơi

-Nên thường xuyên ngâm chân vào 1 chậu nước trà ấm, nước muối hay nước dưa chuột khoảng 10-20 phút để tăng thêm chất dinh dưỡng và kháng thể cho đôi chân.

- Dùng xịt khử mùi để xịt lên bàn chân trước khi đi giày

- Không đi một đôi giày nhiều ngày liền

- Dùng túi trà khô đặt bên trong để hấp thụ hết mồ hôi và mùi khó chịu

- Rửa và lau khô chân sau khi đi giày không có tất

- Nếu cảm thấy đau sau khi đi giày, bạn không nên tiếp tục sử dụng nữa.

Chữa hôi chân bằng những mẹo đơn giản:

Những mối nguy hại khôn lường của việc mang giày không tất: Nếu có thói quen này bạn nên bỏ ngay vì 4 lý do này - Ảnh 4.

Mẹo đơn giản "đẩy lùi" hôi chân hiệu quả. Anh: Internet

Ngâm chân bằng nước trà xanh pha muối

Lá trà xanh vốn có công dụng hấp thụ và khử mùi rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng nước trà xanh đã được đun sôi, thêm chút muối để ngâm chân. Cách này không chỉ giúp khử mùi mà còn có thể diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bã cà phê, bã trà cũng có công dụng tương tự. Bạn cũng có thể bỏ bã cà phê, bã trà vào trong giày để khử mùi.

Ngâm chân với nước ấm pha giấm, phèn chua loãng

Giấm cũng có công dụng hấp thụ mùi và diệt trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng cách này bạn phải pha loãng giấm vào nước ấm. Thông thường, 1 chậu nước chỉ nên cho 5-10ml giấm, để chân vào không có cảm giác nhức nhối khó chịu là được.

Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị "trừ khử".

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cách này nếu chân bạn có vết thương hở miệng.

Tận dụng máy sấy tóc

Bên trong giày bị ẩm ướt là nguyên nhân chính khiến chân ra mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu. Trước khi đi giày, bạn có thể dùng máy sấy tóc thổi vào bên trong giày một lúc. Luồng gió ấm từ máy sấy không chỉ giúp làm cho giày khô ráo, dễ chịu hơn, mà còn có thể chống ẩm mốc cho giày.

Ngoài ra, nếu bạn hay ra mồ hôi chân, tốt nhất nên có một miếng đệm mềm chất liệu cotton ở bên trong giày và nên thường xuyên thay giặt. Thường ngày, bạn nên đi loại tất thoáng khí, có thể hút mồ hôi tốt. Bạn không nên đi loại giày không thoáng khí đế cao su, hay đi tất bằng chất liệu nilon.

Nên duy trì thói quen hằng ngày: Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 – 60 độ C, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần. Ngoài ra, có thể dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ "tống khứ" được mùi do mồ hôi chân gây ra.

Đôi bàn chân rất quan trọng, không những giúp bạn đứng vững mà nó còn được coi là có liên kết với trái tim của bạn. Chính vì thế, hãy bảo vệ chúng hàng ngày, bao gồm cả việc đi tất khi đi giày.

Theo Aboluowang

Lâm Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên