Những món đồ chơi 'thần thánh' khiến thế hệ 8X, 9X bồi hồi nhớ lại tuổi thơ mỗi khi Trung thu về
Mỗi khi đến Tết Trung thu, đường phố ngập tràn ánh đèn lung linh, những món đồ chơi nhiều màu sắc, hiện đại và hấp dẫn. Nhưng, Trung thu trong trí nhớ của những bạn trẻ 8X và đầu 9X giản dị, đơn sơ hơn thế rất nhiều. Trung thu của họ là những món đồ chơi "mãi không cũ" gắn liền với nhiều năm tháng tuổi thơ.
- 01-10-2017Trung thu là Tết đoàn viên: Dù cuộc đời sóng gió đến thế nào, cuối cùng nơi ai cũng muốn trở về vẫn là gia đình
- 30-09-2017Có một Trung thu rực sáng thế này trong lòng mỗi người Hà Nội
- 30-09-2017Mấy ngày này, chợt nhớ về những mùa Trung thu rất xưa...
Đèn ông sao là hình ảnh biểu tượng cho ngày Tết Trung thu
Đèn ông sao là chiếc đèn Trung thu quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt mỗi dịp Tết Thiếu nhi về.Nhất là đối với thế hệ 8x, 9x Ngày mà cuộc sống còn thiếu thốn. Chưa nhiều thiết bị công nghệ giải trí như bây giờ. Đèn ông sao có hình ngôi sao 5 cánh, tâm sao gắn một cây nến để thắp sáng là một trong những loại đèn rất được trẻ nhỏ yêu thích dịp Tết Trung thu. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi đến thế nào, nhưng mỗi dịp Trung thu về, trên đường phố, đường làng không bao giờ thiếu hình ảnh những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc...
Đèn kéo quân - Món đồ chơi dân gian hấp dẫn bao thế hệ người Việt
Đèn kéo quân cũng là món đồ chơi truyền thống quen thuộc ở Việt Nam mỗi dịp Trung thu về. Khi nhắc đến đèn kéo quân, người ta thường tưởng tượng đến loại đèn độc đáo làm bằng giấy bao quanh chiếc khung tre, loại đèn tưởng chừng như vô tri nhưng lại rất sống động khi biết “kể chuyện”.
Đèn kéo quân được làm cho trẻ chơi nhằm mục đích giáo dục các em lòng yêu nước, tăng hiểu biết về lịch sử, cuộc sống. Chính vì vậy, những hình ảnh dán trong đèn thường là các đoàn quân hay những con vật như: Con trâu, con gà, con chim, tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu…
Đầu sư tử - Biểu tượng tinh thần của Trung thu
Đầu sư tử là một món đồ chơi Trung thu truyền thống và lâu đời nhất của Việt Nam mà đến giờ vẫn được trẻ em yêu thích. Những chiếc đầu lân làm bằng song và tre, bên ngoài bồi bằng giấy và vẽ thêm màu sắc. Cứ mỗi dịp Trung thu về là nhiều làng quê tổ chức các đội múa lân sư tử cho trẻ em đón Tết Trung thu thêm thú vị
Mỗi dịp Trung thu, cả đoàn trẻ em lại đi khắp phố phường để đánh trống, múa lân với quan niệm sẽ đem lại nhiều may mắn và hạnh phúc. Dù cuộc sống có hiện đại đến thế nào, tiếng trống rộn ràng, những điệu múa lân sôi động vẫn là linh hồn của ngày hội trăng rằm. Ngày nay nhiều đầu sư tử còn được gắn thêm cả đèn nhấp nháy vào mắt để bắt mắt hơn.
Trống ếch là thứ âm thanh “mê hoặc” bất cứ thiếu nhi thế hệ 8x,9x vào mỗi dịp Trung thu
Loại trống góp phần tạo nên âm thanh “cắc”, “tùng” rộn ràng quen thuộc mỗi dịp Trung thu đến không đâu ngoài trống ếch. Những đứa trẻ ngày đó cứ nghe thấy tiếng trống ếch vào mỗi dịp Trung thu là xốn xang trong lòng. Ai cũng muốn được có một chiếc trống ếch để gõ như thể hiện “đẳng cấp” tuổi thơ. Năn nỉ bố mẹ mua cho để có một Trung Thu trọn vẹn niềm vui.
Ngày nay, Tết Trung thu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa ngày tết trẻ con, vẫn không khí náo nức, rộn ràng niềm vui khó tả của trẻ nhỏ, nhưng không phải khó nhọc tìm những món đồ chơi như chúng tôi ngày trước. Bây giờ, mọi thứ được bày bán khắp nơi, đủ các kích cỡ... Nhưng cứ mỗi dịp tròn trăng tháng tám, đâu đó tiếng trống múa lân, múa sư tử rình rang lại gợi về trong lòng mỗi người một mùa Trung thu xưa cũ...