Những nghề dọn dẹp đáng sợ, thậm chí gây ám ảnh nhất hành tinh: Dọn cống chưa phải thứ gây mất ngủ hàng đầu
Nếu bạn nghĩ rằng những công việc dọn nhà thông thường đã rất đáng chán, hãy cảm thấy may mắn vì bạn không phải làm những công việc dưới đây.
- 07-01-2023Nghề xếp quần áo và dọn dẹp kiếm hơn 500k/ giờ, khách hàng là người "không có thời gian rảnh"
- 18-01-2022Nghề dọn dẹp phòng những người chết trong cô độc ở Singapore: Ký ức ám ảnh nhưng là cứu cánh cho thân nhân người quá cố
- 16-11-2020Kỳ lạ nghề sắp xếp tủ quần áo cho giới thượng lưu Trung Quốc, lương tới 2.000 USD/lần dọn dẹp
- 04-11-2020Cô gái làm nghề dọn dẹp nhà cửa hậu những "cái chết cô độc" ở Nhật: Trên cả công việc làm công ăn lương là vô vàn nỗi niềm dành cho người đã khuất
- 10-04-2019Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ
Quét nhà, lau cửa sổ, dọn mạng nhện, vệ sinh thảm... tất cả đều tạo cảm giác là những công việc vừa nhàm chán vừa đau lưng khiến nhiều người phát chán, nhất là vào cao điểm "trang hoàng nhà cửa" trước mỗi dịp quan trọng trong năm như lễ tết.
Nhưng nếu không phải động tay động chân làm những công việc dọn dẹp, lao động vô cùng cực nhọc dưới đây, thì có lẽ bạn vẫn còn rất may mắn.
1. Dọn thùng nhiên liệu
Những phương tiện lớn như máy bay, tàu thủy tiêu thụ một lượng nhiên liệu khổng lồ. Máy bay chẳng hạn, sử dụng một lượng lớn dầu hỏa. Bản thân nhiên liệu sẽ để lại vết trên vách thùng, và bắt đầu tích tụ dưới dạng cặn dính, khó chịu, cần phải được cạo sạch nếu không nó sẽ bắt đầu làm hỏng nhiên liệu mới được nạp vào và gây ra sự cố ở động cơ.
Bản thân dầu là một trong những vật liệu khó làm sạch nhất, bởi vì không có dung môi dễ dàng, và do đó, nó dính vào bất cứ thứ gì nó chạm vào. Nước không giúp được gì nhiều, vậy nên nhân công mất rất nhiều thời gian và sức lao động.
Ngay cả khi đã cạo đi, cặn dầu này cũng khó có thể xử lý lại thành các sản phẩm hữu ích. Hơn nữa, chúng còn có thể trở thành tác nhân có hại cho môi trường và khó xử lý.
2. Dọn chỗ thuê nhà
Công việc dọn dẹp chỗ thuê hoặc bất động sản sau khi ai đó chuyển đi không hề đơn giản chút nào. Nhân viên dọn vệ sinh thường đối mặt những tình huống khó ngờ, nhất là nếu người chủ cũ của căn hộ có lối sống bừa bộn, mất vệ sinh hoặc thậm chí tệ hơn là phạm pháp.
Trong trường hợp chủ nhà cũ mất vệ sinh, tệ nhất thì bạn phải dọn hàng đống rác thải đủ mọi thể loại chất đống khắp sàn nhà, nhà vệ sinh như một cơn ác mộng, côn trùng và những vết dơ khó hiểu ở khắp mọi nơi...
Còn nếu đó là căn nhà từng có dấu hiệu phạm pháp, sử dụng chất cấm thì còn tồi tệ hơn nữa. Một số chất gây nghiện (kể cả thuốc lá) để lại mùi và những vết bẩn khó xóa bỏ khắp tường nhà, thông gió, sàn nhà...
3. Giặt đồ khách sạn
Nếu bạn là một vị khách biết trân trọng đồ đạc và vật dụng của nơi mình lưu trú thì thật đáng quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức cao và đôi khi khăn tắm, thảm, ga giường, bị dùng để lau và hứng những thứ không hề sạch sẽ chút nào. Để hé mở chút tưởng tượng, chúng bao gồm từ chất thải con người đến cả những thứ gây ám ảnh và dễ truyền bệnh hơn nữa.
Đó là chưa kể số lượng khổng lồ các vật dụng bằng vải mà những nhân viên giặt là này phải xử lý mỗi ngày. Đôi khi khách sạn sẽ thay thế nếu tình trạng quá tồi tệ, nhưng phần lớn thời gian họ sẽ tiết kiệm và dùng thuốc tẩy mạnh để xử lý.
4. Thu dọn động vật chết trên đường phố
Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với xác vật nuôi, gián, chuột, thú hoang... vô tình bị cán qua trên đường? Chắc chắn là có những người làm công việc dọn dẹp chúng để tránh một thảm họa sinh học ngay giữa lối qua lại.
Giờ hãy tưởng tượng bạn phải dậy sớm mỗi ngày, tìm thấy một con chuột bẹp dí trên đường và phải cạo nó lên đem bỏ đi. Chưa hết, tưởng tượng thêm trời mưa hoặc nóng hầm hập giữa mùa hè. Đó là nỗi kinh hoàng của công việc này.
5. Dọn nhà vệ sinh lưu động
Nhà vệ sinh lưu động thường xuất hiện ở công trường, các concert và hòa nhạc ngoài trời. Nếu từng có "cơ hội" sử dụng chúng, hẳn bạn sẽ hình dung mùi cơn ác mộng của một nơi có hàng trăm người say xỉn và thiếu tỉnh táo đi vào "giải quyết nỗi buồn".
Trong trường hợp có ai đó mất tỉnh táo đến nỗi họ không còn phân biệt nổi một cái toilet với bồn rửa mặt nữa, và vấp ngã, ngất xỉu, gặp tai nạn... thì mức độ "phức tạp" của vấn đề còn tăng lên gấp bội. Người phải dọn dẹp cơn ác mộng này hẳn có thần kinh thép, nhưng có lẽ chưa bằng người làm công việc tiếp theo.
6. Công nhân vệ sinh cống
Điều gì xảy ra khi bạn trộn lẫn chất thải, nước xả, nước máy, cặn thức ăn, rác, nước tắm, tóc, xà phòng, hóa chất - vừa dễ bay hơi vừa nguy hiểm, dầu mỡ, động vật chết và đủ thứ thải loại kinh hoàng khác của nền văn minh? Đó có lẽ là miêu tả gần nhất của hệ thống nước thải.
Và mặc dù những cống ngầm khổng lồ này được thiết kế để xử lý bất cứ thứ gì trôi qua, nhưng đôi khi chúng bị tắc hoặc ngập quá mức trong những trận mưa lớn.
Và đúng thế, bạn đã đoán ra rồi - ai đó phải xuống đó "dẹp loạn" và lập lại trật tự cho hệ thống cống ngầm. Đôi khi, công cụ của họ chỉ đơn giản là đôi tay và cái xô.
Không chỉ đối mặt với nguy cơ thiếu vệ sinh đơn thuần, công việc này còn có rủi ro ăn mòn, bệnh tật,... luôn trực chờ.
7. Dọn dẹp sau thảm họa
Đây là những người sẽ đối mặt với đống đổ nát của bão lũ, sóng thần, đánh bom khủng bố, những thứ như Katrina và thảm họa 11/9. Dù có nhiều tình nguyện viên tham gia nữa, nhưng công việc này vừa nặng nhọc, vừa đau lòng không thể diễn tả.
Ngoài hàng tấn đổ nát của nhà cửa, vật liệu, đường sá, họ còn đối mặt thi thể của động vật và tất nhiên là các nạn nhân xấu số.
8. Dọn hiện trường vụ án
Tai nạn, tội ác, hỏa hoạn... xảy ra, và ngoài các điều tra viên, những người phải theo sau xử lý sau khi mọi bằng chứng đã được thu thập là nhân viên dọn hiện trường vụ án.
Sau khi pháp y, cảnh sát đã hoàn thành việc lấy dấu vân tay, hung khí, máu mô... về phòng thí nghiệm, công việc còn lại là dọn dẹp đống hổ lốn của đồ đạc đổ nát và những khung cảnh ghê rợn không tiện kể ra.
Ít nhất thì, khi đã quen, một vài công việc phía trên không khiến bạn mất ngủ và gặp rối loạn căng thẳng hậu chấn.
Nguồn: Medium
Thể thao văn hóa