Những nghề nghiệp nguy hiểm bậc nhất thế giới: nghề cuối cùng có cho tiền cũng chẳng mấy ai dám làm
Tuy nhiên những nghề này lại có mức lương cực kỳ "ấm áp" nên vẫn không ít người mạo hiểm tính mạng để kiếm kế sinh nhai.
- 23-11-2017Nghề nào phù hợp với tính cách của bạn?
8. Lấy nọc rắn
Công việc này nguy hiểm đúng như cái tên của nó vậy. Y học diệu kỳ đã ghi nhận rằng những loài rắn có nọc càng độc thì dược tính của chúng lại càng cao, vậy nên dẫu cho chỉ sơ sảy dính một nhát cắn là bỏ mạng thì người ta vẫn cứ lao vào làm nghề này với một lý do khá hiển nhiên: thù lao cao ngất ngưởng.
Mức lương cho nghề này thường rơi vào khoảng 30.000 USD 1 năm (Khoảng 660 triệu đồng). Con số này có thể không quá ấn tượng đối với nhiều người, thế nhưng cần biết rằng nghề vắt nọc rắn chủ yếu tồn tại ở Châu Á, mức thu nhập 30.000 USD một năm thật ra là khá cao.
Vắt nọc rắn đồng thời cũng góp mặt trong bảng xếp hạng những công việc kỳ dị có mức lương khá cao.
7. Công nhân xây dựng cầu
Trong suốt nhiều năm liền, công nhân xây dựng cầu được đánh giá là nghề nghiệp nguy hiểm nhất trên thế giới. Trải qua nhiều năm, với các công nghệ tân tiến và những phương pháp đảm bảo an toàn tối ưu hơn, nghề này đã trở nên an toàn hơn khá nhiều. Thế nhưng dù cho có bao nhiêu đai lưng bảo hộ thắt quanh eo đi nữa cũng không thể chống lại được sự thực rằng, nghề này cực kỳ nguy hiểm khi chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể làm bạn rơi từ độ cao hàng chục mét xuống đất tử vong ngay lập tức.
Rơi từ độ cao này xuống thì tuẫn ngay lập tức mất...
Do tính chất công việc nguy hiểm mà mức lương của nghề công nhân xây dựng cầu khá cao, thường rơi vào khoảng 31.000 tới 70.000 USD (khoảng 670 đến 1 tỷ 500 triệu đồng).
6. Shipper
Nghe cứ tưởng đùa, nhưng nghề shipper thực sự đã vượt mặt vắt nọc rắn và công nhân xây dựng cầu để chiếm vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng này. Nếu bạn nghĩ rằng, công việc của một shipper đơn giản chỉ là đi từ điểm A tới điểm B trên bản đồ, giao hàng, lấy tiền rồi trở về thì bạn nghĩ đúng rồi đấy.
Thế nhưng, việc nguy hiểm nằm ở chỗ giờ đây các đô thị lớn đều có hệ thống giao thông cực kỳ phức tạp, cộng thêm việc những người giao hàng không phải ai cũng thông thạo đường làng ngõ xóm; việc vừa lách đường đi vào giờ tan tầm vừa phải dán mắt tra cứu Google Map sẽ tạo nên nguy cơ gặp tai nạn rất lớn.
Ai mà ngờ rằng nghề ship hàng lại lọt top này cơ chứ...
Và nghề này có mức lương cũng hơi bạc bẽo, chỉ vào khoảng 27.000 tới 35.000 USD một năm (khoảng 600 đến 750 triệu đồng).
5. Biểu diễn cưỡi bò tót
Nếu có nghề gì nguy hiểm hơn đấu sĩ bò tót, đó chắc chắn là nghề biểu diễn cưỡi bò tót. Thay vì sử dụng kỹ năng khéo léo và một chút xảo thuật để đánh lừa cặp sừng bò tót một cách nhẹ nhàng, đơn giản, nghệ sĩ biểu diễn cưỡi bò đơn thuần phải sự dụng sự tập trung tối đa và một thể lực hơn người để có thể trụ trên lưng bò càng lâu càng tốt. Vậy nhưng chỉ cần một chút sơ suất hoặc không đủ khỏe để trụ trên lưng bò, nghệ sĩ biểu diễn sẽ bị hất văng khỏi lưng mãnh thú, điều này khiến cho các nguy cơ chấn thương xương khớp và thậm chí nội tạng luôn thường trực với nghề này.
Việc thì không nhẹ nhưng lương thì rất cao...
Thu nhập của nghề này chủ yếu tới từ việc bán vé ở các hội chợ, tuy nhiên cũng không tệ chút nào. Một nghệ sĩ biểu diễn cưỡi bò tót có thể kiếm được khoảng 107.000 USD một năm, tương đương khoảng 2 tỷ 350 triệu đồng. Nếu xui xẻo ngã bị thương thì sẽ chữa trị mất khoảng một nửa số đó là cùng, vẫn dư dật để dưỡng thương.
4. Hướng dẫn viên leo núi
Các bạn có hay xem những bộ phim về đề tài thảm họa tự nhiên, nhất là những phim có hiện tượng núi lở không? Hàng tấn tuyết đổ từ trên những ngọn núi xuống sẵn sàng vùi lấp những người leo núi xấu số thành thây băng bất cứ lúc nào chính là lý do khiến nghề hướng dẫn viên leo núi xếp hạng 7 trong số những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới.
Non xanh nước biếc, mà không cẩn thận thì mộ anh xanh như núi luôn...
Mức thu nhập của các hướng dẫn viên leo núi rơi vào hạng khá "ấm áp" - khoảng 70.000 USD một năm - khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng. Thế nhưng do tính chất công việc mà họ phải sống ở các địa điểm ngay cạnh... núi, và không có điều kiện để tiêu tiền mà chính mình đã cực khổ làm ra. Làm nhiều mà không được hưởng, kể ra thì cũng không vui vẻ gì cho cam.
3. Lắp ráp linh kiện điện tử
Nghề này khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Lắp ráp linh kiện điện tử không đòi hỏi sức khỏe quá tốt khi làm việc bởi đây chính là nghê nghiệp cộp mác hủy diệt sức khỏe của bạn. Không có tai nạn lao động thảm khốc, thế nhưng nghề này khiến cơ thể bạn dần bị nhiễm độc hóa chất bởi những linh kiện điện tử khi lắp ráp đều sử dụng các chất khá độc hại, trong đó có thể kể đến silic và hơi thủy ngân. Những nguy cơ xảy đến khi làm nghề này bao gồm ung thư, vô sinh và các bệnh về đường hô hấp.
Đến nghề ngồi một chỗ làm việc mà cũng nguy hiểm nữa...
2. Phóng viên chiến trường
Nhắc đến chiến tránh là nhắc đến nguy hiểm. Những nguy cơ như bị bom đạn rơi trúng, bị khủng bố bắt làm con tin là chuyện hàng ngày đối với những người vác máy ảnh ra tiền tuyến. Thế nhưng, đừng tưởng những hình ảnh, tư liệu đắt giá về chiến tranh lại được báo chí săn đón sẽ khiến cho nghề này có mức thu nhập hậu hĩnh, khi mà một năm mỗi phóng viên chiến trường chỉ thu về khoảng 36.000 USD - khoảng 800 triệu đồng một năm. Có thật sự đáng để liều mạng không nhỉ?
Cũng cầm "súng" ra trận nhưng bắn thì không chết ai, đó chính là những phóng viên chiến trường.
1. Đô vật cá sấu
Nếu như đấu sĩ cưỡi bò tót thường xuyên đối mặt với những cú ngã trời giáng dập gan, rách thận thì đô vật cá sấu chỉ có một nguy cơ duy nhất: bị tợp bay mất đầu. Các đô vật cá sấu chỉ có một công việc duy nhất là đưa đầu vào trong miệng cá sấu và cầu nguyện cho nó sẽ không khép hàm lại... Mức lương của nghề này rơi vào khoảng 8 USD một giờ, nhưng chắc chẳng ai có gan làm nghề này tới 8 tiếng một ngày để tối đa thu nhập cả.
Nghề này có thể đi kèm với việc phụ chải răng cho cá sấu trong sở thú được!
Trí thức trẻ