Cách Trung Quốc làm du lịch: Biến những ngôi nhà cổ 7.000 năm tuổi dưới lòng đất thành điểm đến hút khách
Con người luôn tìm được cách đáng kinh ngạc để thích nghi với mọi địa hình và điều kiện tự nhiên vốn có của thiên nhiên từ thuở xa xưa.
- 26-01-2023Cách Mark Cuban biến ý tưởng 'điên rồ' thành công ty tỷ USD
- 26-01-2023Ô tô Trung Quốc âm thầm xâm chiếm thế giới: Khiến khách tây mê mệt cả kiểu dáng đến chất lượng, cho xe Mỹ, Hàn 'ngửi khói'
- 26-01-2023Tập đoàn 100 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất châu Á bị nhà bán khống Mỹ “bóc phốt”, khẳng định sẽ sớm sụp đổ
Những ngôi nhà dưới lòng đất này nằm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Nhiều nhà ở đây đã được cải tạo và trở trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Ở các vùng phía bắc Trung Quốc, người dân thường đào hố để tạo thành những ngôi nhà dưới lòng đất được gọi là dikengyuan.
Những ngôi nhà kiểu này thường được tìm thấy ở Cao nguyên Hoàng thổ ở miền bắc Trung Quốc.
"Các tài liệu học thuật đã đề cập đến việc chúng ra đời từ khoảng 7.000 năm trước,” nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore Lim Tai Wei nói với Insider.
“Chúng được coi là một kiểu nhà dân gian có khả năng thích nghi với địa hình tự nhiên ở vùng đất đó của Trung Quốc,” ông nói.
Đất của Cao nguyên hoàng thổ là một chất cách nhiệt hiệu quả có thể giữ ấm cho cư dân trong mùa đông. Đó quả là nơi thích hợp để xây dựng những ngôi nhà dưới lòng đất.
Lối vào một căn phòng của một ngôi nhà dưới lòng đất.
Quan trọng hơn, đất màu vàng của hoàng thổ không chỉ mềm và dễ đào mà còn đủ cứng để giữ chặt với nhau ngay cả khi không có điểm tựa.
“Một số học giả nước ngoài Trung Quốc coi những ngôi nhà ở là sự thích nghi tự nhiên với các kiểu khí hậu ở khu vực đặc biệt, với mùa đông khắc nghiệt và kéo dài trong khi mùa hè thì nắng nóng gay gắt,” Lim nói.
Lim nói với Insider rằng những ngôi nhà có sân chìm cũng không sử dụng gạch ngói trong quá trình xây dựng.
Nhìn từ trên không của khu phức hợp nhà ở dưới lòng đất tại quận Thần Châu ở Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.
Mặc dù kích thước của các hố được đào là khác nhau nhưng chúng có thể dài tới 12 mét.
Sau khi đào một cái hố sâu 6-10 mét, các phòng sẽ được khoét ra từ bốn bức tường.
Ông nói: “Các phòng cũng có thể được gia cố bằng đá và tường hoặc cột bằng đất sét.”
Ông cho biết thêm, những ngôi nhà sẽ được xây dựng tập trung với nhau và tạo nên những ngôi làng dưới lòng đất, nơi người ta không thể nhìn thấy sự tồn tại của chúng nếu họ đứng từ dưới chân cao nguyên Hoàng thổ nhìn lên.
Theo truyền thống, những người sống trong những ngôi nhà này được phân chia theo tầng lớp xã hội thay vì sắc tộc hay phương ngữ, và họ chủ yếu là nông dân nông thôn, Lim trích dẫn lại những điều ông đã đọc được trong tài liệu học thuật.
Một ngôi nhà duới lòng đất của tỉnh Hà Nam.
"Mặc dù có hàng triệu người sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất vào một thời điểm nào đó trong lịch sử nhưng không rõ có thể có bao nhiêu người có thể sống chung trong một căn phòng hoặc một ngôi nhà vào thời điểm đó. Nguyên nhân là do có những khác biệt về cách mà họ chia sẻ không gian sống,” ông nói thêm.
Mặc dù những ngôi nhà này đã tồn tại hàng nghìn năm nhưng chính phủ chỉ liệt kê chúng là một phần di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc vào năm 2011.
Khách du lịch đến thăm một ngôi nhà dưới lòng đất quận Thần Châu, thành phố Tam Môn Hiệp ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.
Nhiều ngôi nhà cổ này, đặc biệt là ở quận Thần Châu, thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã được khôi phục và biến thành các điểm thu hút khách du lịch.
“Một số nhà đầu tư thậm chí còn xây dựng những khách sạn hiện đại ở đó,” Lim nói.
Vẫn còn những người sống trong một số ngôi nhà dưới lòng đất này và một số đã được hiện đại hóa.
Lim cho biết những ngôi nhà hiện đại hóa được gia cố bằng bê tông và một số nhà thậm chí còn được trang bị các tấm pin mặt trời.
Tham khảo Insider
Nhịp Sống Thị Trường