MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?

08-03-2021 - 08:44 AM | Sống

Các tỷ phú thế giới “ra đời” như thế nào? Đã bao giờ bạn nghĩ về vấn đề này, tiêu chuẩn để xếp hạng những người giàu có nhất trên thế giới là gì? Thế giới có hàng ngàn tỷ phú, vậy làm cách nào để tính được tài sản chi tiết của từng người?

Người giàu nhất thế giới hiện tại là ai?

Nếu phản ứng đầu tiên của bạn là Bill Gates, vậy thì bạn sai rồi.

Vào tháng 1 năm nay, người đứng đầu Tesla, Elon Musk, đã vươn lên dẫn đầu danh sách, thay thế CEO Jeff Bezos của Amazon, người đã chễm chệ trên ngôi vị này trong suốt ba năm qua.

Còn Bill Gates giờ chỉ còn là "người cũ" của hai nhiệm kỳ trước.

Sau khi biết tin mình trở thành người giàu nhất thế giới, Musk đã trả lời lại trên Twitter một cách hài hước rằng: "Lạ nhỉ!"

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 1.

Sau khi biết tin mình trở thành người giàu nhất thế giới, Musk đã trả lời lại trên Twitter một cách hài hước rằng: "Lạ nhỉ!"

01

Các tỷ phú thế giới "ra đời" như thế nào?

Đã bao giờ bạn nghĩ về vấn đề này, tiêu chuẩn để xếp hạng những người giàu có nhất trên thế giới là gì?

Thế giới có hàng ngàn tỷ phú, vậy làm cách nào để tính được tài sản chi tiết của từng người?

Điều này phụ thuộc vào "Danh sách người giàu có" có uy quyền nhất trên thế giới, đó là "Danh sách tỷ phú thế giới của Forbes".

"Danh sách tỷ phú thế giới" của tạp chí kinh doanh của Mỹ, Forbes, được lập ra vào năm 1982, là "thủy tổ" trong việc xếp hạng những người giàu có nhất trên thế giới. Giai đoạn đầu khi mới được thành lập, nó được cập nhật mỗi năm một lần và chỉ có 400 người giàu nhất Hoa Kỳ được chọn.

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 2.

"Danh sách tỷ phú thế giới" của tạp chí kinh doanh của Mỹ, Forbes, được lập ra vào năm 1982, là "thủy tổ" trong việc xếp hạng những người giàu có nhất trên thế giới

Tuy nhiên, những người giàu có vào thời điểm đó lại lo lắng rằng tình hình tài chính của họ sẽ bị lộ, và những rắc rối không cần thiết sẽ phát sinh, vì vậy mà họ chẳng buồn bận tâm "chen chân" vào bảng xếp hạng này.

Để tính được khối tài sản của giới nhà giàu, Forbes cũng đã phải rất kỳ công.

Họ đã ký hợp đồng với các nhà báo tài chính, những người thường giao dịch với những người giàu ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, và công việc hàng ngày của họ là theo dõi cuộc sống của những người giàu có.

Từ những việc lớn như giao dịch cổ phần của công ty đến những việc nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày của giới nhà giàu như đấu giá một chai rượu vang đỏ, tất cả đều không thể thoát khỏi tầm mắt của Forbes.

Trước khi bắt đầu lựa chọn danh sách hàng năm, Forbes sẽ kết hợp các danh sách trước đó và động thái do các phóng viên theo dõi được, sau đó, họ xác định nội bộ khoảng 700 ứng viên cho danh sách trước rồi liên hệ với từng người một.

Nếu người giàu sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về tài sản của họ, Forbes chỉ cần thực hiện một cuộc xác minh đơn giản, nhưng nếu họ không muốn cung cấp thông tin tài sản của chính mình, Forbes sẽ cử một nhóm đặc biệt thực hiện công việc tính toán tài sản.

Hoạt động chính của nhóm là tính toán tài sản vốn chủ sở hữu dưới tên của cá nhân thông qua việc phân loại một số lượng lớn tài liệu, bao gồm tài liệu của SEC (tài liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch), hồ sơ phiên tòa, hồ sơ chứng nhận di sản…

Vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết có thể được tính toán chính xác, nhưng vốn chủ sở hữu của các công ty tư nhân lại cần phải được nhiều bên xác nhận.

Nhìn chung, các nhà báo ở khắp nơi trên thế giới sẽ tiến hành xác minh thông qua nhiều kênh thông qua phỏng vấn với các nhà tư vấn doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, công ty hợp tác, luật sư tư nhân và thậm chí cả nhân viên công ty của những người giàu có.

Nếu khó có thể có được tính toán chính xác cuối cùng, Forbes sẽ ước tính giá cổ phiếu của các công ty niêm yết cùng cấp trên thị trường dựa trên tất cả các thông tin có trong tay.

Mặc dù hợp đồng tương lai cổ phiếu… chiếm phần lớn tài sản của người giàu, nhưng cũng không thể bỏ qua tài sản vật chất của họ.

Tất cả các loại bất động sản từ trang trại, biệt thự, trang viên, đến những bộ sưu tập đồ trang sức, du thuyền, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí cả các hòn đảo… tất cả đều phải được tính vào tài sản cá nhân của họ.

Sau khi trải qua nhiều lớp sàng lọc, những người giàu có nhất sẽ lần lượt xuất hiện, và lọt vào "Danh sách tỷ phú thế giới" của Forbes.

Sau nhiều năm phát triển, ngoài danh sách các tỷ phú, Forbes còn đưa ra danh sách những cá nhân ưu tú, danh sách người nổi tiếng, danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới, hay thậm chí cả danh sách thần tượng của nhiều quốc gia khác nhau, có thể nói cái gì cũng có thể cho vào xếp hạng.

Không chỉ riêng Forbes mới có danh sách những người giàu có, trong những năm gần đây, Bloomberg đã tham gia cập nhật danh sách tỷ phú, hay "Danh sách người giàu Hurun" lại tập trung vào thị trường Trung Quốc. Họ cũng có những giải thích về thứ tự những người giàu nhất thế giới từ nhiều khía cạnh hơn.

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 3.

Trải qua nhiều lần sàng lọc kỹ lưỡng, "Danh sách tỷ phú thế giới" mới được quyết định

02

"Cuộc chiến giữa các vị thần"

Trong suốt những năm qua, cuộc chiến giữa những người giàu có nhất trên thế giới được ví những "cuộc chiến giữa các vị thần".

Chỉ 10 năm trước, Carlos Slim Helú, cổ đông lớn nhất của Telmex, Mexico, chiếm vị trí đầu bảng với khối tài sản 53,5 tỷ USD; thì 3 năm sau, vị trí dẫn đầu lại thuộc về cái tên vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người, Bill Gates.

Nhưng tới năm 2017, vị trí này đã được trao cho Giám đốc điều hành của Amazon, Jeff Bezos.

Người sáng lập ra gã khổng lồ thương mại điện tử có thể nói là đã thăng tiến hết công suất kể từ khi thay thế Bill Gates, và khoảng cách với vị trí thứ hai ngày càng xa.

Sự phổ biến của mua sắm trực tuyến vào năm 2020 cũng đã giúp tài sản của Bezos tăng thêm 76,9 tỷ đô la Mỹ.

Người ta ước tính rằng Bezos có thể kiếm được 2.489 đô la Mỹ mỗi giây, trong khi nhiều người làm việc chăm chỉ trong cả tháng cũng chẳng kiếm được bao nhiêu, chẳng bằng người khác búng tay một phát.

Trong danh sách những người giàu, có thể có những cái tên khiến bạn cảm thấy rất lạ lẫm, nhưng bạn sẽ bất ngờ nếu biết được những công ty dưới trướng họ.

Chẳng hạn như Amancio Ortega, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Zara.

Hay Bernard Arnault, là người đứng đầu tập đoàn hàng xa xỉ LVMH, LV, Dior, Bulgari là những át chủ bài vàng của ông.

Mặc dù có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hay môi trường kinh tế không lý tưởng, nhưng điều này cũng không quá ảnh hưởng đến chuyện kiếm tiền của những người giàu có.

Theo thống kê của Forbes, vào năm 2020, tổng tài sản của 2.000 người giàu nhất thế giới trong danh sách đã tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD.

Chẳng hạn như Nông Phu Sơn Tuyền (công ty nước giải khát đóng chai nổi tiếng của Trung Quốc) đã được niêm yết tại Hồng Kông vào tháng 9 năm ngoái bất chấp bệnh dịch hoành hành, và tài sản của người sáng lập Zhong ShanShan đã tăng từ 2 tỷ USD vào hồi đầu năm lên 62,5 tỷ USD, tạm thời vượt qua cả Jack Ma, và được gọi là "Elon Musk" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khối lượng tài sản hàng tỷ, hàng chục tỷ trong danh sách hoàn toàn không bao giờ có sự sai xót ư?

Hu Run, người sáng lập Hurun Report, từng đích thân thừa nhận rằng "danh sách chỉ có thể đảm bảo độ chính xác 60% -70%". Do sự khác biệt về phương pháp tính toán nên số liệu về tài sản của người giàu cũng sẽ xảy ra những sai sót.

Trên thực tế thì việc những danh sách này gây ra thị phi cũng không phải chuyện lần một lần hai.

Vào năm thứ ba sau khi "Danh sách tỷ phú thế giới của Forbes" được thành lập, phóng viên đã nhận được một cuộc gọi nặc danh, một người đàn ông tự xưng là giám đốc tài chính của The Trump Organization đã nói rằng vào thời điểm đó, Trump có giá trị tài sản lên tới 1 tỷ USD và ông ấy phải tăng thứ hạng.

Nhưng sau nhiều tháng điều tra, Forbes phát hiện tài sản của The Trump Organization lúc đó còn chưa đến 1 tỷ, thậm chí người tự xưng mình là giám đốc tài chính cũng chính là Trump.

Năm 2019, Kylie Jenner, cô con gái út của gia tộc Kardashian, khi ấy mới 21 tuổi đã xuất hiện trong danh sách. Forbes "quảng cáo" cô là "tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới".

Mãi đến sau này, công ty của cô mới bị phát hiện gian lận tài chính từ năm 2016 và tài sản gian lận trong năm 2018 lên tới 235 triệu đô la Mỹ.

Việc này khiến Forbes tức giận tới nỗi đưa ra một bài báo chỉ trích: "Kylie Jenner: Một lời nói dối lớn - cô ấy không còn là tỷ phú nữa!"

Trên thực tế, lý do đằng sau những trường hợp có trong danh sách thậm chí là không đúng thực tế này là khá đơn giản.

Lý do chính là thứ hạng trong danh sách càng cao thì địa vị xã hội càng được cải thiện nhanh chóng và thậm chí là càng dễ kiếm tiền hơn.

Danh sách năm nào cũng có đầy rẫy những "vị thần" tranh đấu, nhưng họ là thần thật hay thần giả thì cũng chưa chắc!

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 4.

Kylie Jenner từng được Forbes tung hô là "tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới", nhưng hóa ra, tất cả chỉ là một cú lừa

03

Người giàu tiêu tiền vào đâu?

Tất nhiên, gian lận trong danh sách xét cho cùng cũng chỉ là một vài ngoại lệ và cũng chỉ có một số ít bị lộ ra. Hầu hết các ông lớn trong danh sách tỷ phú thực tế đều là những người vô cùng giỏi giang.

Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ, người giàu nhiều tiền như vậy, vậy họ tiêu chúng thế nào?

Xe sang, du thuyền, máy bay trực thăng, giấy vệ sinh hay mặt nạ dát vàng ròng... Việc người giàu tiêu tiền để ăn, uống, chơi cũng chẳng phải chuyện gì quá cao sang, một tổng tài bá đạo sẽ không chỉ dừng lại ở việc mua cho bà xã của mình một ngôi biệt thự thôi đâu!

Có thể khi nhắc tới chuyện tiêu tiền của người giàu, bạn sẽ nghĩ tới những viễn cảnh phía trên, nhưng rất nhiều người giàu lại chọn tiêu tiền của họ vào những việc có ý nghĩa hơn, chẳng hạn như làm từ thiện, phát triển công nghệ mới…

Bill Gates luôn quan tâm đến phúc lợi công cộng, theo CNBC, kể từ năm 1994, Bill Gates đã chi hơn 45 tỷ đô la Mỹ cho hoạt động từ thiện của mình.

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 5.

Bill Gates dành phần lớn tài sản của mình cho việc từ thiện

Còn hành trình của Elon Musk lại luôn được gắn với hai từ "Sao Hỏa" - Musk đang toàn tâm toàn ý nghĩ đến việc di cư lên sao Hỏa, để đẩy nhanh quá trình tiến hóa của loài người lên nền văn minh không gian, và biến loài người trở thành một loài xuyên hành tinh.

Sau khi trở thành người giàu nhất, Musk đã tweet rằng: "Tôi sẽ dành một nửa số tiền của mình để giải quyết các vấn đề trên trái đất, và nửa còn lại sẽ dành để lên sao Hỏa xây dựng một thành phố tuần hoàn tự phát.

Tất cả các loại sinh vật có thể tồn tại ở đó, đề phòng trường hợp trái đất bị một tiểu hành tinh va phải khiến chúng ta phải đối mặt với thảm họa giống như sự tuyệt chủng của loài khủng long, hay chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra và chúng ta tự hủy diệt chính mình."

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 6.

Elon Musk muốn dùng một nửa tài sản cho việc lên sao Hỏa

Cũng có một số người giàu đang tiêu tiền để thỏa mãn ước mơ thứ hai của mình.

Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos chính là một fan hâm mộ chân chính của khoa học viễn tưởng, ông đã mơ ước được bay vào vũ trụ từ khi còn nhỏ. Tên lửa mà ông đầu tư vào có tên "Blue Origin" đã được phóng thành công vào năm 2018.

Cùng năm, ông cũng chi 42 triệu USD để chế tạo chiếc đồng hồ khổng lồ có thể chạy 10.000 năm trong núi sâu ở phía tây Texas.

Gã khổng lồ khai thác mỏ, Palmer của Úc không chỉ xây dựng một "Công viên kỷ Jura" điện tử, mà còn liên kết với một tập đoàn của Trung Quốc để cố gắng tái tạo tàu Titanic ...

 Những người có tiền đều đang tranh nhau để có tên trong danh sách những người giàu có: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là gì? Tiền của họ được tiêu vào những đâu?  - Ảnh 7.

Gã khổng lồ khai thác mỏ, Palmer của Úc không chỉ xây dựng một "Công viên kỷ Jura" điện tử

Những người giàu nhất thế giới dù rất xa vời với chúng ta, nhưng tất cả họ cũng đều đang điên cuồng đốt tiền, đều đang nỗ lực hết mình cho ước mơ của mình. Họ chẳng phải cũng rất giống những người bình thường như chúng ta ở điểm này ư?

Ngay cả khi không có tàu du lịch sang trọng và hay trực thăng riêng, mỗi người trong chúng ta đều có thể có những may mắn nhỏ của riêng mình.

Trên thế giới này, có người muốn mặt trăng, có người lại chỉ muốn 6 xu, và có rất ít người giàu có thể biến 6 xu đó thành mặt trăng.

Chúng ta có thể ngưỡng mộ họ, những người đầu tiên có được mặt trăng, nhưng đồng thời cũng đừng từ bỏ việc theo đuổi mặt trăng của riêng mình và tiết kiệm lấy từng đồng xu quý giá mà ta làm ra được. Chỉ cần không ngừng nỗ lực, không ngừng làm việc chăm chỉ, mỗi một người trong chúng ta đều là anh hùng trong cuộc sống của chính mình!


Theo Như Nguyễn

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên