Những người giàu nhất và nghèo nhất thế giới kiếm được bao nhiêu tiền trong một năm?
Trong hai thập kỷ qua, khoảng cách thu nhập giữa 10% người giàu nhất và 50% người nghèo nhất đã tăng gần gấp đôi.
- 08-12-2021MC Diệp Chi kể lại kỷ niệm xúc động về nhạc sĩ Phú Quang: Phòng bệnh chú nằm cách phòng của mẹ có mấy bước chân thôi...
- 08-12-2021Sếp nữ hỏi “tôi và vợ cậu, ai xinh hơn?”: Nam ứng viên EQ cao đưa đáp án cực thuyết phục
- 08-12-2021Cặp vợ chồng phiên dịch - kĩ sư Hà Nội bỏ việc để "bốc đất", làm mộc, đối diện không ít áp lực và có bài học startup xương máu
Theo Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới mới công bố, trong năm 2021, trung bình một người trưởng thành trên toàn thế giới kiếm được 23.380 USD và sở hữu tài sản ròng là 102.600 USD. Những người kiếm được từ 122.100 USD/năm sẽ nằm trong Top 10% thu nhập toàn cầu. Trong khi đó một người từ nửa nghèo nhất nhất thế giới chỉ kiếm được 3.920 USD/năm.
Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới do một nhóm các nhà kinh tế thực hiện, trong đó bao gồm Lucas Chancel, Thomas Piketty, Emmanuel Saez và Gabriel Zucman. Báo cáo nhấn mạnh rằng sự chênh lệch giàu nghèo toàn cầu đang ngày càng lớn hơn.
Một nhóm nhỏ những người giàu sở hữu phần lớn thu nhập của thế giới trong khi nhóm nghèo nhất chỉ chiếm một phần khiêm tốn. Tính theo tỷ lệ phần trăm, 10% giàu nhất thế giới vượt xa 50% nghèo nhất, chiếm hơn một nửa thu nhập toàn cầu. Một nửa nghèo nhất chỉ chiếm 8% tổng thu nhập.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bất bình đẳng giàu nghèo thậm chí còn nghiêm trọng hơn. "Một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu chỉ chiếm 2% của cải. Ngược lại, 10% dân số toàn cầu giàu nhất sở hữu 76% của cải".
"50 phần trăm tầng lớp dưới cùng gần như không có gì”, báo cáo tóm tắt.
Sự chênh lệch giàu nghèo toàn cầu đang ngày càng lớn hơn. Ảnh: Getty Images |
Trong hai thập kỷ qua, khoảng cách thu nhập giữa 10% giàu nhất và 50% người nghèo nhất đã tăng gần gấp đôi, nhóm nghiên cứu, bao gồm nhà kinh tế học Thomas Piketty, viết.
20 năm trước, các thành viên của nhóm thu nhập cao nhất toàn cầu kiếm được gấp 8,5 lần so với nhóm thấp nhất. Bây giờ mức chênh lệch là 15 lần.
Báo cáo nhận định những chênh lệch này không phải là không thể tránh khỏi. Mặc dù bất bình đẳng là toàn cầu, một số quốc gia đã trải qua sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo lớn hơn nhiều so với những quốc gia khác như Mỹ, Nga và Ấn Độ. Những nước khác, như các nước châu Âu và Trung Quốc, có mức gia tăng bất bình đẳng thấp hơn.
Mỹ đã chứng kiến sự bất bình đẳng gia tăng giữa tầng lớp giàu nhất và trung lưu do gánh nặng nợ lớn - phần lớn là các khoản thế chấp và nợ sinh viên, theo báo cáo.
"Những khác biệt này... khẳng định rằng bất bình đẳng không phải là không thể tránh khỏi, đó là một lựa chọn chính trị", báo cáo viết.
NDH