Những nhà lãnh đạo nào từng hai lần tham dự Hội nghị APEC ở Việt Nam?
Đã có năm nhà lãnh đạo của các nền kinh tế năng động nhất thế giới tới Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2006 và 2017.
Quốc vương Hassanal Bolkiah đứng đầu một trong những hoàng tộc lâu đời và giàu có nhất thế giới. Gia đình ông sống trong cung điện với gần 1.800 phòng và được bảo vệ nghiêm ngặt. Dưới thời ông, Brunei đã kích hoạt nhiều chính sách phúc lợi hào phóng cho người dân như miễn học phí, chi phí chăm sóc sức khỏe v.v…
Năm 2006, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Quốc vương đánh giá cao về sự phát triển tốt đẹp giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực và mong muốn hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực thương mại, năng lượng.
Trong cuộc hội đàm hồi tháng 8/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Quốc vương Brunei nhất trí tăng cường các biện pháp hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều là 500 triệu USD vào năm 2025. Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định, sẽ tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Bà Bachelet hiện là người phụ nữ duy nhất đứng đầu một quốc gia ở châu Mỹ. Tại Chile, bà được biết đến là con gái của Thiếu tướng Không quân Alberto Bachelet – một trong những người hùng của dân tộc Chile. Trước khi tham gia chính trường, bà vốn là một bác sĩ nhi khoa và là một bà mẹ đơn thân.
Trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ở thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị APEC năm 2006, bà đã nhắc lại câu nói của Bác Hồ: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", nhằm thể hiện mong muốn về một Chile hòa bình, không nội chiến.
Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước trao đổi tiếp xúc, đi đến khả năng thiết lập quan hệ bạn hàng trực tiếp – trọng tâm của quan hệ hợp tác song phương.
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam năm nay của Tổng thống Bachelet được kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Ông Shinzo Abe hiện là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản sau khi chính thức tái đắc cử vào ngày 1/11 vừa qua. Theo dự kiến, nhiệm kỳ Thủ tướng mới của ông sẽ kéo dài đến năm 2021.
Năm 2006, với cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã sang thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội. Ông Abe khi đó cho biết, tăng cường quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC là rất quan trọng nhưng Nhật Bản trước tiên phải thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam. Hai bên đã đồng ý đẩy mạnh nỗ lực chung để sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế song phương.
Ông Putin là Tổng thống thứ hai và thứ tư của Nga. Ông được giới truyền thông khen ngợi là "vị cứu tinh" của nước Nga khi đã phục hồi sức mạnh và đưa nước này trở lại vị thế siêu cường – nước Nga khi ông tiếp nhận từ người tiền nhiệm là một quốc gia với diện tích rộng lớn nhưng bất ổn về chính trị và khủng hoảng về kinh tế.
Năm 2006, Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị APEC. Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đã thống nhất đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện Việt-Nga, đồng thời chú trọng đặc biệt đến vấn đề phát triển hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Hai bên cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ lẫn nhau trong các cơ chế đa phương đã có hoặc đang định hình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nhận định về hướng phát triển của mối quan hệ chiến lược toàn diện Việt-Nga, Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov mới đây khẳng định, Việt Nam là người bạn lâu năm, đáng tin cậy và phát triển mối quan hệ với Việt Nam là ưu tiên vô điều kiện trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Lý Hiển Long là con trai cả của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu – người đã kiến tạo mở đường cho quốc đảo Singaore phát triển. Ông Lý Hiển Long được đánh giá cao khi đưa Singapore vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 một cách đầy ngoạn mục cũng như phong thái lãnh đạo cởi mở khi ủng hộ toàn cầu hóa và tự do thương mại.
Phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp sang dự Hội nghị APEC 2006, ông Lý Hiển Long cho biết, Singapore tiếp tục coi Việt Nam là một trong những bạn hàng lớn, các công ty của Singpore rất quan tâm tới việc mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư với Việt Nam – một quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3/2017 khi gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Sigapore nhấn mạnh, nước này luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trên các lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh; đồng thời ông cũng dành lời khen "có cánh" cho thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế nước ta: "Thành phố đã phát triển mạnh mẽ nhờ nỗ lực và sự siêng năng của người dân".
Trí thức trẻ
Sự kiện: APEC Việt Nam 2017
Xem tất cả >>- Phó Thủ tướng "bật mí" về đêm trắng ở APEC
- Tổng thống Mỹ Donald Trump lúng túng khi bắt tay chéo
- APEC 2017: "Tổ chức tuyệt vời, chủ đề thực tế"
- APEC qua góc nhìn của 4 vị đại sứ
- Nguyên Trưởng đoàn đám phán Hiệp định Việt Mỹ phân tích "cơn gió thương mại" ngược chiều của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình