MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những nữ đại gia bất động sản lừng lẫy một thời vì đâu ngã ngựa?

31-08-2017 - 14:18 PM | Bất động sản

Kinh doanh bất động sản vốn được coi là lĩnh vực nhiều áp lực, thế nhưng vẫn có những “bóng hồng” quyền lực, dẫn dắt doanh nghiệp mình thành công, ít nhiều đang chi phối thị trường bất động sản. Và trong số những "bóng hồng" ấy cũng đã có không ít nữ đại gia bất động sản ngã ngựa, vướng vào vòng lao lý....

Bà Châu Thị Thu Nga: Từ nữ đại gia BĐS đến chốn lao từ chỉ trong gang tấc

Có lẽ giới BĐS sẽ không quên được sự kiện chiều ngày 7/1/2015, tràn ngập trên các mặt báo là thông tin cơ quan công an bắt giam đối với bà Châu Thị Thu Nga để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bà Châu Thị Thu Nga sinh năm 1965 tại Thừa Thiên Huế, với trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, bà Nga bước vào thương trường với nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó sản phẩm chính là cửa gỗ.

Cuối năm 2000, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) được thành lập với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung. Thời kỳ 2006-2010 bà được cho là phất lên nhanh nhờ sốt giá đất đai. Với 3 xí nghiệp ban đầu, sau đó Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nội thất.


Bà Châu Thị Thu Nga đã bị khởi tố về những sai phạm liên quan đến hai dự án bất động sản tại Hà Nội trị giá hàng trăm tỷ.

Bà Châu Thị Thu Nga đã bị khởi tố về những sai phạm liên quan đến hai dự án bất động sản tại Hà Nội trị giá hàng trăm tỷ.

Năm 2011, bà Nga trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011- 2016. Cùng thời điểm đó doanh nghiệp của bà Nga liên tục công bố việc đầu tư vào hàng chục dự án khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Hà Nam, Nam Định.

Trong số các dự án này chỉ có duy nhất dự án 25 Vũ Ngọc Phan được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Các dự án còn lại thì chỉ sau lễ khởi công rầm rộ sau đó vẫn để đất trống hoặc chỉ dừng ở những hạng mục ban đầu, mặc cho cỏ dại mọc. Đặc biệt, tại dự án B5 Cầu Diễn, bà Nga đã vẽ ra dự án trên giấy với quy mô 6 tòa chung cư thương mại cao 28-32 tầng và 36 nhà vườn rồi rao bán. Housing Group của bà Nga thu số tiền gần 400 tỉ đồng của những người mua nhà.

Chính vì những phi vụ bán nhà trên giấy này mà từ năm 2013 đến năm 2014 đã có hàng chục lá thư tố cáo bà Châu Thị Thu Nga đã được gửi đến khắp nơi. Chưa hết, có thời điểm còn xuất hiện hàng đoàn xe ba gác, căng biểu ngữ tố cáo bà Nga. Kết quả tối 7/1/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt giam bà Châu Thị Thu Nga về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bà trùm ngân hàng, BĐS Hứa Thị Phấn - mắt xích quan trọng trong vụ Hà Văn Thắm

Ngày 24/3/2017, Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an (C46) đã khám xét nhà riêng của bà Hứa Thị Phấn tại số 3 Công Lý, Q. Thủ Đức (TP HCM). Hứa Thị Phấn là cái tên liên quan đến cả hai vụ đại án tại VNCB và OceanBank. Nữ đại gia này cũng là "mắt xích" quan trọng trong thương vụ giữa Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm.

Bà Hứa Thị Phấn hay còn được biết đến với cái tên Sáu Phấn, quê ở An Giang. Năm 2001, bà đã tham gia lập Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Phú Mỹ, chuyên về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác. Công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Theo thông tin chúng tôi có được, trong 2 năm (2009 – 2010), bà Hứa Thị Phấn đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên mua lại 84,92% cổ phần để trở thành cổ đông lớn nhất và thâu tóm Trust Bank Đồng thời bà Hứa Thị Phấn cũng là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn SSG (SSG Group). Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TPHCM như Saigon Pearl, Pearl Plaza, Saigon Airport Plaza, Mỹ Đình Pearl, trường quốc tế Wellspring...


Bà Phấn bị cáo buộc có nhiều sai phạm trong thời gian điều hành TrustBank.

Bà Phấn bị cáo buộc có nhiều sai phạm trong thời gian điều hành TrustBank.

Theo các tại liệu đã công bố, bà Hứa Thị Phấn khi còn tại vị ở Trust Bank đã có dấu hiệu thông qua người nhà, công ty của mình mua tài sản với giá thấp, rồi bán lại cho Trustbank với giá cao. Chẳng hạn, bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM được bà Phấn mua sau đó bán cho Trustbank với giá 1.260 tỷ đồng, tương đương với đơn giá không ai tưởng tượng được là 2 tỷ đồng/m2. Chênh lệch bà Hứa Thị Phấn hưởng từ giao dịch này xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, kết luận điều tra cho thấy tổng số tiền nhóm bà Hứa Thị Phấn mua nhà đất cho Trustbank trong giai đoạn này lên đến hơn 3.600 tỷ đồng, trên vốn của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Bất chấp quy định của pháp luật là đầu tư mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ, tức không vượt quá 1.500 tỷ đồng với Trustbank.

Đặc biệt, tài sản đem thế chấp tại ngân hàng này đều là đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, giá trị thực tại thời điểm thế chấp không quá 200.000 đồng/m2 đã được nâng thành 8 – 32 triệu đồng/m2.

Nhóm bà Phấn cũng đã dùng gần 1.000 tỷ đồng của Trust Bank để góp vốn vào chính các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn (Dự án Phú Mỹ Garden II tại Long An; Dự án chung cư Star City và Co-Co City tại TP.HCM; và dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B tại Bình Dương), rồi sau đó chính bà Phấn là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.

Nữ đại gia địa ốc Phan Thị Phương Thảo bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần

Những ngày gần đây, giới địa ốc xôn xao với cái tên Phan Thị Phương Thảo – bà chủ dự án Happyland có tổng mức đầu tư được cho là lên tới hơn 2 tỷ USD tại Long An, đang lâm vào vòng xoáy nợ nần chồng chất, bị cấm xuất cảnh.

Phan Thị Phương Thảo sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Long An. 12 tuổi bà đã phải sớm bôn ba kiếm tiền ở đất Sài Gòn xa lạ khi mới 12 tuổi. Sau nhiều năm cơ cực, kiếm sống dành dụm được một ít vốn bà Thảo mở cửa hàng mua bán sắt vụn rồi dần chuyển sang buôn bán vật liệu xây dựng. Sau đó, bà thành lập Công Ty Cổ Phần Xây dựng Thương Mại dịch vụ Khang Thông.


Bà Phan Thị Phương Thảo - bà chủ tập đoàn Khang Thông.

Bà Phan Thị Phương Thảo - bà chủ tập đoàn Khang Thông.

Sau này, Khang Thông đã nhanh chóng lớn mạnh và mở rộng kinh doanh sang chủ đầu tư một số dự án BĐS lớn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh miền Trung, đồng thời sở hữu hơn 15 công ty thành viên. Đặc biệt là năm 2011, khi thị trường bất động sản sốt nóng, Khang Thông đã khởi công xây dựng một siêu dự án phức hợp giải trí có số vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 2 tỷ USD ngay tại Long An.

Tiếp đó, Bà Phan Thị Phương Thảo quyết định xây dựng một tổ hợp giải trí lớn nhất Đông Nam Á với dự án HappyLand. Tuy nhiên, con đường xây dựng “xứ sở hạnh phúc” ngày càng trở nên mờ mịt với doanh nhân Phan Thị Phương Thảo bởi bà đã thất bại trong việc kêu gọi vốn. Quy mô quá lớn, một mình Khang Thông không thể làm nổi từ đó, Happyland trở nên bết bát, chậm tiến độ nhiều năm và lâm vào vòng xoáy nợ nần như ngày nay.

Cụ thể, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông) nợ nhiều tổ chức, cá nhân với số tiền gần 800 tỷ đồng, trong đó có khoản nợ VAMC hơn 617 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty này đã mất thanh khoản, không còn số dư trong tài khoản. Chủ dự án này cũng đã bị cấm xuất cảnh.

Lan Nhi (Tổng Hợp)

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên