Những quán ăn có tên 'rùng rợn' nhưng vẫn đông nghịt khách ở TP.HCM
Toàn là những cái tên nghe thôi đã hơi đáng sợ nhưng những quán ăn này có điều gì đặc biệt mà nhiều khách hàng vẫn 'bất chấp' tìm đến?
- 15-10-2022Đôi vợ chồng mua lâu đài “ma” ở Pháp và chặng đường biến nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng thế giới
- 15-10-2022Nhà di động cho người độc thân: ‘Xe đạp cắm trại tốt nhất thế giới’, bộ máy siêu khỏe cho shipper
- 15-10-202234 tuổi đã kiếm được gần 1 triệu USD, cô gái chia sẻ 7 thói quen giúp "tiền đẻ ra tiền" ai cũng nên áp dụng để đạt tự do tài chính trước tuổi 40
- 14-10-2022Ăn ngập các món trứ danh ở “thiên đường ăn vặt” Đặng Văn Ngữ
- 14-10-2022Xe bánh dừa 40 năm nức tiếng tại quận 5: Dù có di dời đi đâu thì "khách ruột" vẫn tìm đến mua
TP.HCM có rất nhiều hàng quán đặc biệt mà đằng sau nó là cả một câu chuyện, và những quán ăn sở hữu cái tên không giống ai này thì cũng không ngoại lệ. Nhiều người hay nói đùa rằng, có cái tên như vậy thì ai mà dám ăn nhưng nhờ chất lượng của mình, các quán vẫn cứ đông khách. Một điểm chung của các hàng quán này là đều buôn bán rất lâu đời nên khách cứ kéo đến thưởng thức mặc dù cái tên hay vị trí hơi rùng rợn, có lẽ bởi thực khách không thể quên được hương vị của món ăn thơm ngon ấy.
Cà phê 'âm phủ'
Sở dĩ người dân gọi vui là quán cà phê "âm phủ" bởi vì giờ bán thâu đêm suốt sáng, nhiều lúc nửa đêm khách còn đến quán còn đông hơn buổi sáng. Dù nắng mưa hay lễ Tết vẫn mở cửa cả ngày cả đêm, chỉ đóng cửa duy nhất mỗi năm một lần vào 10 phút giao thừa.
Ảnh: Thái Hoàng Thanh Thảo
Quán lúc trước không có bảng hiệu, chỉ là một xe đẩy cà phê nhỏ nằm trong hẻm trên đường Phan Đình Phùng, bán những ly cà phê được pha chế bằng những chiếc vợt gia truyền thơm ngon. Giờ đây quán đã có tên là cà phê Vợt và cũng không còn quá xa lạ với giới trẻ thích uống cafe đậm chất truyền thống. Hơn 70 năm qua, không gian quán vẫn giữ nguyên vẻ xưa cũ, mộc mạc với dãy bàn ghế nhỏ đặt dọc theo những căn nhà trong hẻm và khu pha chế cafe nghi ngút khói trước hiên.
Ảnh: Thành Phát Lê
Cơm tấm bãi rác
Đây là quán cơm tấm độc đáo có một không hai và cũng là quán cơm tấm nổi tiếng nhất nhì tại thành phố. Lý do cho tên gọi này chính là quán cơm tấm nằm sau một khu chợ ở quận 4, nên vào buổi chiều tối, bạn sẽ vừa ăn cơm ở quán vừa nhìn ra một khu tập kết rác. Nhưng điều đó cũng không ngăn thực khách kéo đến và giúp quán tồn tại vững chắc hàng chục năm qua.
Ảnh: Vũ Đặng Lâm
Đặc sản của quán là cơm tấm với phần sườn vừa chín, mềm và đậm vị và mực dồn thịt trứ danh. Thêm một điều đặc biệt khiến thực khách kéo đến ăn hoài chính quán có rất nhiều món ăn kèm cơm, chỉ cần đứng lựa chọn món thôi là cũng đủ thòm thèm. Có lẽ nhờ hương vị đặc biệt mà người ta vẫn bất chấp địa điểm ăn có hơi ''kinh dị'' này, biến cơm tấm bãi rác thành một trong những quán cơm tấm lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn.
Ảnh: Phạm Đức Tín
Chè 'ma'
Quán chè có tên chè Châu Giang, chè cột điện và người dân còn gọi với cái tên hơn đáng sợ chính là chè "ma". Nguyên nhân cũng bởi vì quán hoạt động nhộn nhịp nhất vào lúc 21h đến 0h trong căn nhà cổ kính, lưu truyền qua 4 thế hệ nên dần dần khách xung quanh gọi đùa là "chè ma".
Ảnh: @nguyen.vu.dinh.q
Khi ghé đến đây, bạn sẽ phải hoa mắt trước quầy chè hoành tráng lên đến hàng chục món. Quen thuộc thì có chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè củ năng hạt sen, còn lạ vị hơn thì có đu đủ tiềm, quy linh cao, bạch quả,... Món độc đáo nhất của quán "chè ma" có lẽ là chè bột củ năng hột gà, chè mè đen hay món trứng trà. Chính vì lịch sử lâu đời và những món chè độc đáo của mình, quán "chè ma" đã trở thành một địa điểm ăn uống được nhiều người biết đến tại khu Chợ Lớn và một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân thành phố.
Ảnh: @nguyen.vu.dinh.q
Xôi 'nhà xác'
Dù nhắc đến tên là ai cũng muốn rùng mình vì nghe khá đáng sợ, nhưng dù vậy thì hàng xôi này đã tồn tại đến nay đã ngót nghét 40 năm nhưng hàng xôi này lúc nào cũng tấp nập người mua lẫn người bán. Cái tên bắt đầu từ khi ông chủ dời về đây thì khu vực này mới bắt đầu xây dựng hai nhà tang lễ lớn nên những người kinh doanh trại hòm, đồ tang cũng mở bán, thế nên cái tên xôi nhà xác cũng được ra đời từ đó.
Ảnh: Tuấn Huỳnh
Tuy phần xôi không thể đầy đặn so với nhiều quán xôi đầy đủ topping hấp dẫn ở các nơi khác trong phố, hương vị cũng có đôi phần giản dị hơn nhưng vì hình thức quá ư là dân dã với lá chuối được bọc ở ngoài cùng vị trí, cái tên khác lạ kia mà nhiều người biết đến xôi nhà xác. Xuất hiện ở vị trí có phần thê lương là thế nhưng quán xôi mặn 409 vẫn cứ ở đó hàng chục năm và luôn nườm nượp khách đến mua mỗi ngày.
Ảnh: caibung_doi
Lẩu bò nghĩa địa
Dù mới nghe tên ai cũng có cảm giác "rờn rợn" trong người, thế nhưng theo nhiều người từng đến đây ăn chia sẻ, không gian quán khá thông thoáng và sạch sẽ. Thật ra tên đúng của quán này là lẩu bò Hoàng Duy, tuy nhiên người ta thường gọi vui với nhau là lẩu bò "nghĩa địa" vì xung quanh khu vực quán có rất nhiều ngôi mộ.
Ảnh: Vũ Phạm
Cuộc đời sau ống kính: Gần 30 năm ăn phở Bát Đàn Tản văn cuối tuần: Tủ thức ăn trời cho Nhìn loạt đãi ngộ “sang chảnh” đến ngạc nhiên mà giới văn phòng Trung Quốc được hưởng
Quán lẩu bò này đã tồn tại ngót nghét gần 18 năm. Đặc biệt, phần lẩu đầy ắp thịt cùng hương vị thơm ngon của nồi lẩu mới là bí quyết thu hút nhiều người ghé ăn. Giá cả ở đây cũng vô cùng bình dân, chỉ tầm 150.000 là có thể có một nồi lẩu bò nóng hổi với những miếng thịt vô cùng hấp dẫn.
Ảnh: @Shayneshine94
Thể thao văn hóa