Những rào cản trong chuỗi cung ứng bất chấp Mỹ tăng cường chiến dịch "Mua hàng Mỹ"
Mỹ đặt mục tiêu tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ do các công ty trong nước sản xuất từ 55% hiện nay lên 60% và kế hoạch tăng dần lên 75% đến năm 2029, theo tờ SCMP.
- 15-08-2022Dân Mỹ 'chơi sang': Mua cả nhà hàng xóm làm phòng ở cho khách, đầu tư cho con cái
- 31-07-2022Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình 'sale hàng hoá kịch sàn' xuống vài đô nhưng không ai mua
- 30-07-2022Dân Mỹ tích cóp ve chai bán kiếm tiền, mua hàng sắp ‘hết đát’ để tiết kiệm khi giá cả tăng kỷ lục
Chiến dịch "Mua hàng Mỹ"
Trước nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng quan trọng đối với an ninh quốc gia, Mỹ đã và đang tăng cường các mặt hàng sản xuất trong nước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật mua hàng Mỹ vào ngày 25/01/2021. Ảnh: TNS
Hồi tháng 1/2021, Chính quyền Tổng thống Biden đã ký ban hành Đạo luật mua hàng Mỹ (Buy American), theo đó yêu cầu Chính phủ chi hàng trăm tỷ USD mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. Nhà Trắng cho biết đang đề xuất sửa đổi đạo luật nói trên để khắc phục những lỗ hổng và buộc các doanh nghiệp Mỹ cung ứng cho chính phủ gia tăng thêm sản phẩm nội địa vào chuỗi cung ứng.
"Đây được xem là một giải pháp trực diện, giúp hỗ trợ và phát triển thêm cho các công ty có trụ sở tại Mỹ. Nhiều doanh nghiệp sẽ tuyển dụng công nhân, tăng cường sản xuất và đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng", Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh.
Nhắc đến đạo luật này, Tổng thống Joe Biden cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nước Mỹ không thể phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Việc ký sắc lệnh "Buy American" là nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp của Mỹ và giúp bảo vệ người dân Mỹ trong các tình huống khẩn cấp mang tính quốc gia. Trước đó, kể từ chiến dịch tranh cử, Tổng thống Joe Biden đã đề xuất kế hoạch "Buy American", kêu gọi chính phủ Mỹ tăng cường mua các sản phẩm và dịch vụ do Mỹ sản xuất. Theo ông Joe Biden, sắc lệnh "Buy American" được xem là một bước đi hướng tới việc xây dựng lại nước Mỹ lớn mạnh hơn.
Vào ngày 25/10, Chính quyền Mỹ yêu cầu sẽ tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ do các công ty trong nước sản xuất từ 55% hiện nay lên 60% và kế hoạch tăng dần lên 75% đến năm 2029.
Ông Joshua Rodman, đại diện của Sandler, Travis and Rosenberg, một công ty luật có trụ sở tại Washington cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực như điện tử, quốc phòng và các ngành công nghiệp khác chuyên lắp ráp/sản xuất cũng như tác động đến các sản phẩm tùy chỉnh hoặc chuyên biệt. Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang báo động về sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng quân sự vào các nước như Trung Quốc hay Nga.
Chính quyền Tổng thống Biden ban hành lệnh hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn của Mỹ và xem gã khổng lồ châu Á là một thách thức trong Chiến lược an ninh quốc gia. Tuy nhiên, lộ trình tạo ra các chuỗi cung ứng của Mỹ hoàn toàn độc lập với Trung Quốc vẫn gặp phải nhiều rào cản. Hiện tại, Trung Quốc hiện đang cung cấp hơn 85% khoáng sản đất hiếm toàn cầu, là nhiên liệu cho tên lửa rắn, nam châm công nghệ cao và pin lithium-ion.
Giảm phụ thuộc của Mỹ vào bên ngoài
Theo SCMP, sự phụ thuộc của hệ thống quân sự Mỹ đối với khoáng sản đất hiếm từ Trung Quốc đã được nêu rõ trong báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ trước đó.
Trog báo cáo tháng 2/2022 có tiêu đề "Đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng quốc phòng", Lầu Năm Góc lưu ý rằng các nhà cung cấp trong nước từng có khả năng và năng lực sản xuất, tuy nhiên, theo thời gian đã rời khỏi thị trường vì các hoạt động mua sắm không ổn định và sức ép cạnh tranh từ nước ngoài.
Ông Bradley Martin, Giám đốc Viện Chuỗi cung ứng An ninh quốc gia Rand nói rằng bởi vì quá nhiều thứ cần được sản xuất và quá nhiều nguyên liệu thô được sản xuất ở Trung Quốc nên rất khó để tìm hiểu tất cả các thành phần của một bộ phận có nguồn gốc từ đâu khi bắt đầu chuyển qua phát triển chuỗi cung ứng độc lập.
Vào năm 2019, đã có thông tin xác nhận rằng công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc đang sản xuất bản mạch giống với Anh, được sử dụng trong máy bay chiến đầu F-35 sau khi Lockheed Martin từ chối cung cấp thiết bị này
Ông Martin thừa nhận rằng theo thời gian, các sản phẩm thay thế có thể được tạo ra nhưng chi phí sản xuất bị đội lên đồng thời cho rằng "có lẽ đúng khi không thể hoàn toàn độc lập khỏi mọi nguồn nguyên liệu quốc phòng bên ngoài".
Các chuyên gia cũng nhận định việc tái định hướng và xây dựng thêm các chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với năng lực tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong giai đoạn hiện nay khi tăng trưởng GDP nước này dự báo giảm tốc thời gian tới./.
Tổ quốc