MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những sự kiện đáng chú ý tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị bắt buộc nâng lãi suất

31-07-2022 - 08:30 AM | Tài chính - ngân hàng

Những sự kiện đáng chú ý tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị bắt buộc nâng lãi suất

Anh và Australia có thể chọn cách tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong những ngày tới bởi có vẻ như đã đến lúc thị trường sẽ “trừng phạt” bất kỳ ngân hàng trung ương nào nếu họ còn chần chừ trong việc kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng phải đối mặt với tình trạng các nền kinh tế đang giảm nhiệt, với việc nguồn cung khí đốt suy giảm nghiêm trọng có thể đẩy châu Âu rơi vào suy thoái, mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn tạo ra nhiều việc làm.

1 / Châu Âu lo sợ vì mùa đông đang đến

Ngay cả khi châu Âu đối mặt với nhiệt độ thời tiết cao kỷ lục, tình trạng thiếu khí đốt đã khiến các quan chức phải chuẩn bị cho một mùa đông lạnh giá và tăm tối.

Công ty Gazprom của Nga đã cắt giảm dòng chảy qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 1/5 công suất và EU đang kêu gọi các thành viên hạn chế sử dụng và tích trữ khí đốt cho mùa đông.

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng gần 200% trong năm nay và cú sốc này càng kéo dài thì "sức khỏe" các nền kinh tế trong khu vực càng xấu đi.

Với việc lĩnh vực công nghiệp hùng mạnh của Đức chiếm 36% nhu cầu khí đốt của cả nước, hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang chậm lại và niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp kỷ lục. JPMorgan cảnh báo suy thoái ở khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể đến vào đầu năm 2023.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị “cưỡng bức” nâng lãi suất - Ảnh 1.

Giá khí đốt ở châu Âu tăng.

2 / Anh tăng tốc nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất từ sớm, nhưng với từng mức tăng nhỏ hơn so với các ngân hàng đồng cấp khác – vốn đang thắt chặt chính sách với mức tăng 50, 75 và thậm chí 100 điểm cơ bản. Nhưng mức tăng lãi suất vào ngày 4/8 tới đây của Anh có thể sẽ là nửa phần trăm để đạt 1,75%, sẽ là mức tăng lớn nhất của BOJ kể từ năm 1995.

JPMorgan và HSBC nằm trong số những người dự đoán BOJ sẽ tăng 50 điểm phần trăm trong lần tới này. Ở cuộc họp gần đây nhất của mình, trong khi chỉ có ba nhà hoạch định chính sách của BoE ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm, thì kể từ đó dữ liệu kinh tế đã xấu đi rất nhiều, với lạm phát đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm, dự kiến có thể đạt 12% vào tháng 10 - gấp sáu lần mục tiêu của BoE.

Thống đốc Andrew Bailey đã cam kết sẽ hành động mạnh mẽ nếu cần. Tuy nhiên, do BoE hầu như không thấy nền kinh tế của Vương quốc Anh có bất kỳ khả năng tăng trưởng nào trước năm 2025, kết quả một cuộc thăm dò của Reuters dự báo,vẫn có khả năng BOR sẽ nâng lãi suất ở mức thấp, la 25 điểm phần trăm. Trong tình huống này, ngân hàng Anh sẽ phải đối mặt với rủi ro là mức tăng nhỏ sẽ gây ra tình trạng bán tháo đồng bảng Anh, làm tăng thêm lạm phát.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị “cưỡng bức” nâng lãi suất - Ảnh 2.

Ngân hàng trung ương Anh trước nhiều áp lực.

3 / Fed sẽ làm gì khi thị trường việc làm của Mỹ đang tăng chậm lại

Một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang làm chậm tốc độ tăng giá nhà của Mỹ và buộc người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng. Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ công bố và thứ Sáu (5/8) sẽ cho thấy liệu lãi suất nó có đang tác động đến thị trường việc làm đang khởi sắc hay không.

Do Fed hiện ủng hộ cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu hơn là có kế hoạch chính sách rõ ràng nên các số liệu về việc làm và các con số khác thu thập được trong 8 tuần tới (cho đến kỳ họp tiếp theo của Fed) sẽ có vai trò rất quan trọng đối với Fed và các nhà đầu tư/phân tích trên thị trường.

Các nhà tuyển dụng đã trở nên ít nhiệt tình hơn trong việc tiếp nhận nhân viên, với các tập đoàn từ Tesla đến Goldman Sachs cảnh báo về việc tuyển dụng chậm lại.

Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy ước tính có 255.000 việc làm đã được bổ sung cho thị trường trong tháng 6/2022, thấp hơn con số dự báo hồi tháng 6 là 372.000. Số liệu việc làm mới ít đi có thể củng cố quan điểm rằng thái độ ‘diều hâu" của Fed đã đạt đến "đỉnh cao".

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị “cưỡng bức” nâng lãi suất - Ảnh 3.

Tiến trình hồi phục thị trường việc làm của Fed.

4 / Australia sớm bước vào cuộc đua chống lạm phát nhưng có lẽ vẫn chậm chân

Các nhà giao dịch đã giảm bớt tỷ lệ đặt cược vào đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Australia tại cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ (RBA) nước này vào thứ Ba (2/8). Nhưng với lạm phát ở mức cao nhất trong 21 năm, mức tăng nửa điểm có vẻ như là một thỏa thuận đã xong.

Dữ liệu mới nhất cho thấy giá tiêu dùng ở Australia tăng với tốc độ 6,1% so với cùng kỳ, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2-3% và cũng gấp đôi so với tốc độ tăng lương. Và Bộ trưởng Ngân khố Jim Chalmers cảnh báo rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa trước khi tốt lên.

Thống đốc RBA Philip Lowe đã chỉ ra rằng lãi suất, hiện ở mức 1,35%, sẽ tăng lên mức "trung lập" ít nhất là 2,5%, mặc dù các thị trường kỳ vọng mức lãi suất này tối đa sẽ ở mức 3,75%.

Động thái của RBA xuất phát từ việc lạm phát bùng nổ. Ông Lowe đã ra quyết định tăng lãi suất 3 lần liên tiếp kể từ tháng 5 - hành động tích cực nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn không ngăn chặn được "bóng ma" lạm phát.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị “cưỡng bức” nâng lãi suất - Ảnh 4.

RBA có vẻ vẫn chậm chân hơn lạm phát.

5 / Brazil đi đầu trong khối BRIC về nâng lãi suất

Bốn quốc gia từng được nhóm lại dưới cái tên BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - luôn có sự khác biệt rất lớn. Sự phân kỳ đó lại xuất hiện trong những ngày này, ngay cả trong xu hướng chính sách tiền tệ của họ.

Lãi suất của Brazil được coi là ‘siêu tăng" khi bổ sung 1,125 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2021, dự kiến sẽ giữ mức tham chiếu ở 13,35% khi các nhà hoạch định chính sách họp vào thứ Tư (3/8) và duy trì mức đó trong thời gian còn lại của năm 2022 trước khi nới lỏng vào năm 2023.

Trong khi đó, đối với Ấn Độ, quốc gia tham gia muộn nhất vào chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu hiện nay, mới gia nhập CLB tăng lãi suất gần đây. Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã can thiệp rất nhiều trong những tuần gần đây để nâng đồng rupee từ những mức liên tiếp thấp kỷ lục. Kết quả thăm dò của Reuters dự đoán các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ, sẽ nhóm họp vào thứ Năm (4/8), sẽ nâng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm từ 4,90% hiện tại vào cuối năm nay.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Các ngân hàng trung ương đã đến lúc bị “cưỡng bức” nâng lãi suất - Ảnh 5.

Chính sách lãi suất của Fed.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/nhung-su-kien-dang-chu-y-tuan-toi-cac-ngan-hang-trung-uong-da-den-luc-bi-bat-buoc-nang-lai-suat-20220731062517059.chn

Thu Ngân

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên