MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những sự kiện tác động tới kinh tế - tài chính tuần tới: Ngoài các dữ liệu kinh tế còn World Cup và COVID-19

27-11-2022 - 21:48 PM | Tài chính - ngân hàng

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tháng cuối cùng của năm đang gần đến nhưng những người tham gia thị trường vẫn chưa thể ngừng theo dõi các sự kiện quan trọng sắp tới, với số lượng việc làm mới nhất của Mỹ và dữ liệu lạm phát của khu vực đồng euro sắp được công bố.

Bên cạnh các dữ liệu kinh tế của Mỹ và châu Âu, đừng quên sự hỗn loại trên thị trường tiền điện tử, và mối lo ngại ngày càng tăng về triển vọng kinh tế Trung Quốc khi số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trở lại, và hoạt động đầu cơ trong thế giới bóng đá (dự đoán xa về đội sẽ chiến thắng trong kỳ World Cup này).

Dưới đây là những sự kiện tài chính – ngân hàng đáng chú ý trong tuần tới. :

1/ Dữ liệu việc làm của Mỹ liệu có thêm bất ngờ nào không?

Các thị trường hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ của mình. Dữ liệu việc làm tháng 11 sẽ công bố vào thứ Sáu (2/12) có thể thỏa mãn mong mỏi của các nhà đầu tư rằng đủ cơ sở để Fed giảm thắt chặt tiền tệ.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​do Reuters tiến hành cho thấy các nhà kinh tế nhận định nền kinh tế Mỹ có thể tạo ra 200.000 việc làm mới trong tháng 11, là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 12 năm 2020. Các con số ước tính dao động từ 150.000 đến 240.000.

Trong tháng 10, có 261.000 việc làm mới được tạo ra, cao hơn dự kiến, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng việc làm chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7%, cho thấy điều kiện thị trường lao động đang nới lỏng dần.

Tuy nhiên, 5 trong số 6 báo cáo việc làm gần đây nhất đều khá phù hợp với dự báo của các nhà phân tích. Tuy nhiên, nếu số việc làm trong tháng 11 tăng mạnh thì có thể gây rắc rối cho chứng khoán Mỹ, với chỉ số S&P 500 đã tăng 12% kể từ giữa tháng 10. Đồng đô la, suy yếu do kỳ vọng rằng lãi suất có thể đã hoặc sắp đạt đỉnh.

2/ Sắp hết hy vọng vào việc Trung Quốc sắp mở cửa trở lại.

Một số lượng kỷ lục các trường hợp nhiễm COVID-19 và các đợt phong tỏa mới trên khắp Trung Quốc đã làm thui chột hy vọng mở cửa trở lại của nền kinh tế số 2 thế giới trong quý đầu tiên của năm 2023.

Tuy nhiên, có những lý do khác để hy vọng. Các nhà quản lý đã công bố kế hoạch thúc đẩy lĩnh vực bất động sản ốm yếu, và 4 nguồn tin thân cận cho Reuters biết rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các công ty tài chính để mua trái phiếu do các nhà phát triển bất động sản phát hành.

Các nhà chức trách cũng dự kiến ​​sẽ phạt hơn 1 tỷ đô la đối với Tập đoàn Ant của Jack Ma, mở đường cho việc chấm dứt cuộc quản chế giám sát kéo dài hai năm đối với công ty công nghệ tài chính này.

Dù sao thì cũng sẽ là một mùa đông lạnh giá.

Các chỉ số sản xuất, chủ yếu là PMI, công bố vào tuần tới có thể chứng minh sự suy yếu đã thấy trên toàn nền kinh tế. Bắc Kinh đã quyết định cắt giảm mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để giúp hỗ trợ nền kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ làm những gì cần thiết để đạt được mức tăng trưởng trên 5% trong năm tới.

Những sự kiện tác động tới kinh tế - tài chính tuần tới: Ngoài các dữ liệu kinh tế còn World Cup và COVID-19 - Ảnh 1.

3/ Lạm phát trên toàn cầu chưa đạt đỉnh

Lạm phát của Mỹ có thể gần đạt đến đỉnh điểm, nhưng áp lực giá cả ở khu vực đồng euro vẫn còn mạnh, ước tính sơ bộ về lạm phát tháng 11 của EU sẽ công bố vào thứ Tư (30/11).

Lạm phát ở khu vực đồng euro trong tháng 10 là 10,6%, gấp hơn 5 lần so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, cũng cao hơn nhiều so với dự kiến.

Phó Chủ tịch ECB, Luis de Guindos, cảnh báo rằng không nên đánh giá thấp sự kéo dài của áp lực lạm phát. ECB đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp trong hai cuộc họp gần đây nhất, nâng lãi suất thêm 200 điểm phần trăm lên 1,5% chỉ trong ba tháng.

Thị trường đang định giá có 80% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 12. Dự đoán này có nhiều cơ sở, nhưng Fed có thể đã sẵn sàng để giảm tốc độ tăng lãi suất của mình, song ECB thì chưa.

Những sự kiện tác động tới kinh tế - tài chính tuần tới: Ngoài các dữ liệu kinh tế còn World Cup và COVID-19 - Ảnh 2.

4/ Tiền điện tử "nhảy múa"

Tiền điện tử có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực vì ngành công nghiệp này đang hồi hộp chờ xem liệu có bất kỳ đơn vị nào bị ảnh hưởng lan truyền sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX.

Đáng chú ý nhất là nhà môi giới tiền điện tử Genesis tuần qua cho biết họ "không có kế hoạch nộp đơn phá sản ngay lập tức", sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng họ đang vật lộn để huy động tiền mặt cho đơn vị cho vay của mình.

Bitcoin đã giảm xuống còn 15.479 đô la vào ngày hôm đó - mức thấp nhất trong hai năm. Phần lớn các giao dịch tiền điện tử đi ngang kể từ khi FTX sụp đổ.

Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử đang hỗn loạn và hợp đồng bitcoin kỳ hạn tháng 12 đang giao dịch quanh mức 16.000 đô la, nhưng kết thúc tuần ở mức khoảng 16.400 đô la.

Những sự kiện tác động tới kinh tế - tài chính tuần tới: Ngoài các dữ liệu kinh tế còn World Cup và COVID-19 - Ảnh 3.

5/ World Cup và tác động đến kinh té

Có thể cơn sốt World Cup đang khiến tất cả mọi người hào hứng, nhưng đột nhiên hai câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất nước Anh là Manchester United và Liverpool lại buộc phải lựa chọn người mua mình trả giá cao nhất.

AC Milan cũng như Roman Abramovich buộc phải bán Chelsea để thu số tiền USD cao nhất trong năm nay, vì vậy một số định giá hấp dẫn - gần 7 tỷ bảng (8,48 tỷ đô la) trong trường hợp của United - đang được áp dụng cho cặp đôi được đánh giá cao này.

Cả hai câu lạc bộ, đều có các chủ sở hữu Mỹ, đang tìm cách giải quyết, nhưng người mua tiềm năng sẽ đến từ đâu? Tuy nhiên, khá nhiều các tỷ phú, quỹ tài sản và chủ ngân hàng cổ phần tư nhân đang cổ vũ cho vấn đề này.

Những sự kiện tác động tới kinh tế - tài chính tuần tới: Ngoài các dữ liệu kinh tế còn World Cup và COVID-19 - Ảnh 4.

Tham khảo: Refinitiv

Vân Chi

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên