Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần tới: Trọng tâm là lãi suất, cổ phiếu và dầu mỏ
Sức nặng vốn hóa khổng lồ của các siêu doanh nghiệp công nghệ, cuộc họp bí mật một cách lạ kỳ của OPEC+ và quyết định lãi suất của một số ngân hàng trung ương sẽ là những sẽ kiện đáng chú ý nhất trong tuần 5-9/6.
- 04-06-2023Kỳ vọng vàng sẽ sớm hồi phục lên 2.000 USD khi đợt bán tháo kéo dài 3 tuần đã kết thúc
- 27-02-2023Những sự kiện kinh tế - tài chính quốc tế đáng chú ý nhất tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 là gì?
- 11-04-2022Những sự kiện tài chính quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần này
1/ Cổ phiếu tăng điểm kỳ lạ nhất thế kỷ này
Một số nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại về việc mức tăng của S&P 500 ngày càng tập trung vào cổ phiếu của một số ít doanh nghiệp vốn hóa lớn.
Tỷ trọng của tổng 5 cổ phiếu - Apple, Microsoft, Google-công ty mẹ của Alphabet, Amazon và Nvidia - hiện chiếm 25% giá trị thị trường của S&P 500, một xu hướng gần đây được tăng cường bởi tiếng vang của AI. Dữ liệu từ Deutsche Bank cho thấy chỉ số S&P 500 tỷ trọng đều (equal-weighted S&P 500 index), một phong vũ biểu của cổ phiếu trung bình trong S&P 500, có khoảng cách lớn nhất kể từ 1999.
Một đợt tăng mạnh của S&P 500 được thúc đẩy bởi một số ít cổ phiếu, đặt ra câu hỏi về sức khỏe của thị trường rộng lớn và có nguy cơ gây ra biến động nếu các nhà đầu tư từ bỏ các cổ phiếu vốn hóa lớn đó.
Cổ phiếu của 5 đại doanh nghiệp chiếm 25% giá trị thị trường của S&P 500.
2/ Các ngân hàng trung ương của các nước mới nổi dẫn đầu chiến dịch tăng/giảm lãi suất
Các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đã nhanh chóng thắt chặt chính sách vào đầu năm 2021 khi áp lực về giá cả tăng nhanh và các ngân hàng trung ương của những nước phát triển lớn, bao gồm cả Fed, có hành động thắt chặt mạnh mẽ. Giờ đây, các nước đang phát triển dường như đang bước vào cuộc đua cắt giảm lãi suất.
Hungary đã trở thành ngân hàng châu Âu đầu tiên hạ lãi suất vào tháng 5, sau Uruguay, quốc gia bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất ở Mỹ Latinh vào tháng 4 trong khi Sri Lanka khiến thị trường choáng váng với việc cắt giảm lãi suất 250 điểm cơ bản vào ngày 1/6.
Nhưng bức tranh lãi suất hiện không rõ ràng: Các nhà hoạch định chính sách của Ba Lan được cho là đang giữ lãi suất ở mức 6,75% vào thứ Ba ngay cả khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm đang tăng lên. Các thị trường có thể phải đợi đến năm 2024 đối với Ấn Độ, nơi sẽ có quyết định tiếp theo vào thứ Năm (8/6). Nga dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 7,5% vào thứ Sáu (9/6).
Lãi suất của các nền kinh tế mới nổi.
3/ OPEC+ họp nhưng không đón chào giới báo chí
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) họp vào Chủ nhật (4/6) để thảo luận về kế hoạch sản xuất dầu. Sự kiện này thu hút rất nhiều phóng viên từ khắp nơi trên thế giới.
Trước thềm cuộc họp, thị trường vẫn không đoán được OPEC+ sẽ quyết định như thế nào. Nhóm này không chỉ đưa ra những tín hiệu trái chiều về những gì sẽ xảy ra về sản lượng, mà còn cấm một số tổ chức tin tức lớn tham dự cuộc họp báo, bao gồm cả Reuters và Bloomberg.
Các nhà báo không được mời vẫn có thể đặt câu hỏi cho các bộ trưởng dầu mỏ khi họ đi qua hành lang của các khách sạn hào nhoáng ở Vienna, nhưng sẽ không được phép tham dự cuộc họp báo chính thức.
Trong khi đó, giá dầu hiện chỉ bằng một nửa so với giá vào tháng 3 năm 2022, sau khi Nga Nga khởi động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, khoảng 72 USD/thùng.
Diễn biến giá dầu thô qua mỗi động thái của OPEC+.
4/ Thị trường theo dõi khả năng Nhật Bản và Thụy Điển can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Đồng yên đã giảm hơn 5% kể từ đầu tháng 3 xuống mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng đô la ổn Mỹ, mức giảm đủ để các quan chức Nhật Bản lo lắng. Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu, Masato Kanda cảnh báo, Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ biến động trên thị trường tiền tệ và sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.
Can thiệp vào thị trường tiền tệ được coi là một viễn cảnh xa vời, nhưng các nhà giao dịch có thể sẽ chú ý đến những bình luận của các nhà hoạch định chính sách trong những ngày tới sau khi các quan chức của bộ tài chính, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và cơ quan giám sát tài chính của nước này gặp nhau vào thứ Ba (6/6). Các cuộc họp như vậy có thể là khúc dạo đầu cho động thái tiếp theo.
Và không chỉ các thương nhân Nhật Bản theo dõi việc BOJ có can thiệp hay không. Đồng crore của Thụy Điển đang ở mức yếu nhất trong hơn một thập kỷ so với đồng đô la và đồng euro, làm tăng thêm áp lực lạm phát tại nước này. Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Thụy Điển, Per Jansson, cho biết, đồng tiền yếu là một vấn đề, nhưng can thiệp sẽ là biện pháp cuối cùng.
Diễn biến tiền yen và các đợt can thiệp của BOJ.
5/ Cuộc chiến chống lạm phát của Úc còn tiếp diễn
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cho biết cuộc chiến lạm phát còn lâu mới đạt được thắng lợi và thị trường nên tự chuẩn bị tinh thần để hứng chịu nhiều tổn thất hơn.
Điều đó có thể xảy ra ngay sau cuộc họp tiếp theo vào thứ Ba (6/6), với các thị trường dự đoán có khoảng 30% khả nưang RBA sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Nền kinh tế Úc cho đến tuần này đã có dấu hiệu hạ nhiệt, khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng cao hơn nhiều so với dự báo, đẩy thị trường chứng khoán rơi xuống đáy hai tháng.
Lãi suất của Úc đã ở mức cao nhất trong 11 năm sau đợt tăng bất ngờ vào tháng trước, mà thống đốc RBA Philip Lowe biện minh rằng ông muốn gửi một thông điệp rõ ràng tới các hộ gia đình và doanh nghiệp rằng ngân hàng trung ương sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hạ nhiệt lạm phát.
Các nhà hoạch định chính sách cũng cần để mắt đến đối tác thương mại hàng đầu của Úc là Trung Quốc, nơi mà quá trình phục hồi sau đại dịch còn chậm chạp, có nguy cơ làm xói mòn hoạt động xuất khẩu quặng và năng lượng của Úc.
Lạm phát vẫn khiến RBA đau đầu.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống Thị trường