MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những sự kiện tài chính – ngân hàng chào mừng năm 2023

08-01-2023 - 17:57 PM | Tài chính - ngân hàng

Những sự kiện tài chính – ngân hàng chào mừng năm 2023

Năm 2023 le lói kỳ vọng rằng những khó khăn của năm 2022 sẽ giảm nhanh. Khởi đầu với một loạt hy vọng: Ngân hàng trung ương lớn có lập trường ôn hòa nhất thế giới có thể sẽ có sự xoay trục chính sách, áp lực lạm phát giảm bớt, triển vọng kinh tế thế giới thay đổi và thị trường bị sự sụt giảm nhiều nhất trong nhiều thập kỷ:

Một loạt những dữ liệu công bố trong tuần tới sẽ làm sáng tỏ một số xu hướng chính sách và khó khăn cần khắc phục, trong đó có tình hình ở Mỹ, với việc mùa công bố thu nhập bắt đầu.

1/ Dữ liệu thu nhập và lạm phát

Tuần tới sẽ có những dữ liệu đặc biệt quan trọng đối với Phố Wall trong cả năm 2023, đó là mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp và lạm phát.

Các công ty Mỹ bắt đầu báo cáo kết quả kinh doanh quý IV và các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các dấu hiệu về khả năng suy thoái kinh tế thông qua lợi nhuận của các công ty.

Riêng vào thứ Sáu (13/1) sẽ có thông báo về kết quả từ các ngân hàng Wells Fargo và Citigroup, công ty chăm sóc sức khỏe khổng lồ UnitedHealth Group, công ty quản lý tài sản BlackRock và Delta Air Lines.

Kết quả thăm dò của Refinitiv IBES cho thấy các nhà phân tích ước tính thu nhập của S&P 500 trong quý IV/2022 giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số người cho rằng các dự đoán về năm 2023 vẫn còn quá lạc quan do rủi ro suy thoái.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm (12/1). Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát tiếp tục giảm bớt sẽ không chỉ củng cố quan điểm "lãi suất cao nhất" mà còn có thể thúc đẩy tin đồn rằng việc cắt giảm lãi suất có khả năng diễn ra vào cuối năm nay.

2/ Nhật Bản có thể xoay trục chính sách

Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến các dữ liệu về lạm phát của Tokyo, công bố vào thứ Ba (10/1), là dữ liệu đầu tiên đưa thị trường về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ thay đổi chính sách.

Dữ liệu của Tokyo - có trước các con số quốc gia, thường sau vài tuần - đã tăng lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ trong lần công bố mới nhất, vào ngày 25 tháng 11.

Chưa đầy một tháng sau, BOJ đã nâng mức trần với lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản, khiến những người tham gia thị trường không kịp thay đổi.

Đồng yên đã mạnh lên mức cao nhất trong bảy tháng do gia tăng kỳ vọng BOJ sẽ có sự thay đổi theo hướng thắt chặt tiền tệ hơn nữa, ngay cả khi các quan chức BOJ khẳng định động thái này chỉ diễn ra một lần. Quyết định chính sách tiếp theo của BOJ sẽ được đưa ra vào ngày 18 tháng 1.

Dữ liệu lạm phát của Úc được công bố vào thứ Tư (11/5) và có thể rất quan trọng đối với hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Úc - đang lưỡng lự trong việc tạm dừng tăng lãi suất hay tăng tốc tăng lãi suất.

3/ Dầu thô có nhiều cơ hội tăng giá

Thị trường dầu thô đang có một khởi đầu khó khăn, bắt đầu năm 2023 với mức sụt giảm gần hai con số, đánh dấu khởi đầu một năm tồi tệ nhất trong ba thập kỷ. Tuy nhiên, triển vọng xa hơn có vẻ khả quan hơn.

Nỗi lo về một cuộc suy thoái, đặc biệt là ở hai quốc gia tiêu dùng hàng đầu thế giới – Mỹ và Trung Quốc, đang đè nặng lên kinh tế toàn cầu.

Nhưng các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến chuỗi cung ứng dự báo sẽ hỗ trợ giá. Việc bảo hiểm các tàu vận chuyển dầu thô của Kazakhstan, một lựa chọn thay thế dầu thô của Nga cho người tiêu dùng châu Âu, qua Biển Đen có thể trở nên tốn kém và thách thức hơn. Việc miễn trừ đối với các lô hàng dầu của Nga bị giới hạn giá được đưa ra vào đầu tháng 12 sẽ hết hiệu lực vào ngày 19 tháng 1. Sau đó, các biện pháp trừng phạt có hiệu lực đối với các lô hàng vi phạm quy định.

Với sự biến động của dầu thô tăng vọt, năm 2023 có thể là một năm khó khăn đối với các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.

4/ Lĩnh vực công nghiệp chịu tác động bởi những cuộc đình công

Các cuộc đình công trong lĩnh vực giao thông và công cộng, thị trường nhà đất yếu đi, lạm phát tăng cao và người tiêu dùng quá lo sợ nên chi tiêu cầm chừng…. Đó là bối cảnh ra đời của dữ liệu sản lượng kinh tế tháng 11 của Vương quốc Anh, sẽ công bố vào thứ Sáu (13/1), có khả năng xác nhận rằng một cuộc suy thoái kéo dài đang đến.

Sau 9 lần tăng lãi suất liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Anh và nhiều đợt tăng nữa sắp tới, các khoản chấp thuận thế chấp của Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 11 kể từ đợt suy thoái thị trường do virus COVID-19 gây ra vào tháng 6 năm 2020.

Phân tích dữ liệu gần đây cho thấy, khi áp lực giá cả và chi phí đi vay tăng lên, Thủ tướng Rishi Sunak đã cam kết giảm một nửa lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nợ công và cắt giảm danh sách chờ dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, Deutsche Bank nhận thấy lạm phát cao vẫn tiếp diễn trong năm nay nên ngân hàng không cắt giảm lãi suất cho đến năm 2024 và các chính sách tài khóa trở nên khắc khổ hơn. Barclays dự đoán nền kinh tế Vương quốc Anh sẽ tiếp tục suy giảm cho đến cuối quý 3 năm 2023.

5/ Hành động của các ngân hàng trung ương

Ít nhất là đối với khu vực đồng euro, những chồi xanh hy vọng đầu tiên đang dần xuất hiện.

Lạm phát đang giảm do giá điện và khí đốt tự nhiên bán buôn ở Hà Lan giảm. Các bể chứa khí tự hào có mức tồn kho tốt và nhiệt độ ôn hòa, sau một đợt lạnh khắc nghiệt vào đầu tháng 12.

Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Hà Lan kỳ hạn giao sau 1 tháng – tham chiếu cho toàn khu vực, đã xóa sạch tất cả lợi nhuận đạt được.

Phải mất thời gian để giá cả trên thị trường giảm trở lại và chuyển vào hóa đơn của các hộ gia đình, nhưng đã có các dấu hiệu tích cực đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp thiếu tiền mặt. Giá nhiên liệu trung bình cũng giảm mạnh so với mức cao vào giữa năm 2022.

Phục hồi kinh tế có thể vẫn còn một chặng đường dài nhưng suy thoái kinh tế dự kiến có thể không quá tệ như mong đợi. Giá xăng và các dữ liệu sẽ công bố trong những ngày tới chắc chắn sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Tham khảo: Refinitiv

Thu Ngân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên