Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất trong tuần 12-16/2
Tuần tới, dữ liệu lạm phát của Mỹ là trọng tâm chú ý của các thị trường, bên cạnh đó là một loạt dữ liệu quan trọng của Anh, cuộc họp của ngân hàng trung ương Nga và cuộc bầu cử ở Indonesia.
- 11-02-2024Dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố sẽ quyết định xu hướng giá vàng tuần 12–16/2
- 11-02-2024Một doanh nghiệp tơ lụa bị ngân hàng siết nợ xe ô tô Mercedes, khu nhà xưởng cùng lô đất hơn 2ha
- 11-02-2024Giá vàng Việt Nam đứng im vẫn cao hơn thế giới 18 triệu đồng
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý nhất trên thế giới trong tuần 12-16/2:
1/ Dữ liệu lạm phát Mỹ - tâm điểm chú ý trong tuần
Đối với những nhà giao dịch đang cố gắng xác định thời điểm Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau giai đoạn dài thắt chặt tiền tệ, công việc không hề dễ dàng bởi nền kinh tễ Mỹ tiếp tục hoạt động tốt và điều đó có thể thúc đẩy lạm phát quay trở lại, một điều rất đáng quan ngại.
Số lượng việc làm trong tháng 1 đạt mức cao chỉ là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vượt quá mong đợi. Sức mạnh bất ngờ này đã khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) gia tăng sự thận trọng, khiến họ buộc phải “dội một gáo nước lạnh” vào những ai kỳ vọng về việc lãi suất sẽ được cắt giảm vào tháng 3, đồng thời đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhanh.
Do đó, mọi sự chú ý trên thị trường lúc này đang dồn vào dữ liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ, sẽ được công bố vào thứ Ba (13/2). Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực giá cả đang quay trở lại đều có thể khiến thị trường giảm tỷ lệ đặt cược vào việc lãi suất sẽ sớm được điều chỉnh giảm.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy các nhà kinh tế nhận định giá tiêu dùng trong tháng 1/2024 của Mỹ tăng 0,2% so với tháng liền trước, sau khi tăng 0,3% trong tháng 12/2023.
CPI tháng 1 của Mỹ dự kiến giảm nhẹ2/ USD tăng so với tất cả các tiền tệ G10 khác
Nền kinh tế Mỹ rất đặc biệt nên đồng tiền của họ - USD – cũng đặc biệt.
Khi năm 2023 kết thúc, những người theo dõi thị trường chắc chắn rằng đồng tiền của Mỹ sẽ đi theo chiều hướng xấu trong năm 2024 , khi các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tới 6 lần trong năm nay.
Nhưng giờ đây, đồng USD đang ở mức cao nhất trong 3 tháng, được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng việc làm bùng nổ, lĩnh vực dịch vụ khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt, điều kiện cho vay chạm đáy và thị trường chứng khoán bùng nổ, chỉ có 4 thị trường được định giá đầy đủ.
Việc USD mạnh lên khiến các loại tiền tệ của các đối thủ cạnh tranh, những nơi mà các ngân hàng trung ương đang phải vật lộn với nhiệm vụ làm cho lạm phát và tăng trưởng chậm lại, rơi vào tình thế khó khăn.
Không một đồng tiền nào khác trong nhóm G10 tăng giá so với USD trong năm nay. Dù vậy, các nhà đầu tư vẫn không giữ vị thế tăng giá ròng đối với đồng USD. Điều đó cho thấy rằng, nếu khoảng cách giữa nền kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới tiếp tục nới rộng, đồng bạc xanh có thể nhận được “một luồng gió mới” trong thời gian tới.
USD là đồng tiền duy nhất trong nhóm tiền tệ G10 tăng3/ Ngày càng không chắc chắn về thời điểm Anh cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Anh (BoE) chưa thể đưa ra thời hạn thay đổi chính sách lãi suất cao. Dữ liệu việc làm của Vương quốc Anh sắp được công bố có thể càng khiến nước này tụt xa hơn so với Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – nơi đang phát tín hiệu ôn hòa hơn.
Những sửa đổi gần đây về dữ liệu thị trường lao động từ tháng 11 đến nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đang thấp hơn so với những dự đoán trước đây. Theo các nhà nghiên cứu của Pantheon Macro Economics, điều đó có nghĩa là số liệu thất nghiệp ở Anh công bố vào thứ Ba tới (13/2) có thể thấp hơn ước tính 4,3% của BoE.
Số liệu lạm phát của Anh, sẽ công bố vào ngày 14/2, có thể làm phức tạp thêm triển vọng chính sách tiền tệ. BoE cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% trong năm nay, nhưng cảnh báo lạm phát có thể tăng trở lại trong quý 3.
Những người tham gia thị trường tiền tệ hiện đang đẩy lùi thời điểm dự báo BoE sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sang tháng 6 thay vì tháng 5. Pantheon dự báo lãi suất của Anh sẽ ở mức 4,5% vào tháng 12/2024, từ mức 5,25% hiện nay, nhưng cảnh báo "ngày càng không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên."
Diễn biến lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Anh.4/ Bầu cử ở Indonesia
Người dân Indonesia sẽ đi bỏ phiếu vào thứ Tư (14/2) để bầu ra nhà lãnh đạo tiếp theo của nền dân chủ lớn thứ ba thế giới khi ông Joko Widodo sẵn sàng từ chức Tổng thống sau một thập kỷ nắm quyền.
Ba ứng cử viên đang trong cuộc đua kế nhiệm ông Jokowi, vị Tổng thống được nhiều người biết đến, và các cuộc thăm dò cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto là ứng cử viên sáng giá nhất.
Reuters dẫn tin cho hay, theo khảo sát của Lembaga Survei Indonesia (LSI), ông Prabowo dự kiến sẽ giành được 51,9% số phiếu bầu, tiếp theo là cựu Thống đốc Jakarta Anies Baswedan với 23,3% ủng hộ và 20,3% dành cho ông Ganjar Pranowo, cựu lãnh đạo tỉnh Trung Java, trong khi 4,4% người trả lời chưa quyết định.
Ông Jokowi, không được phép tái tranh cử sau hai nhiệm kỳ, đã để lại di sản chính sách giúp nền kinh tế trị giá nghìn tỷ USD thuộc nhóm G20 phát triển mạnh: từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đến các chương trình phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, liên quan đến những thay đổi về quy định cho phép con trai của ông Jokowi tranh cử với ông Prabowo.
Thị trường Indonesia, vốn đã kiên cường trước những đợt tăng lãi suất toàn cầu, đang bị xáo trộn. Đồng rupiah đã giảm gần 2% giá trị trong năm nay.
Lịch bầu cử của một số nước trong năm 2024.5/ Nước Nga với cuộc họp chính sách tiền tệ
Có lẽ đã đến lúc ngân hàng trung ương Nga phải ‘nghỉ ngơi’ tại cuộc họp ngày 16 tháng 2. Các nhà hoạch định chính sách nước này đã tăng lãi suất thêm 850 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2023 lên 16% hiện nay để giải quyết vấn đề lạm phát do thiếu lao động, đồng rúp yếu đi và chi tiêu ngân sách cao.
Với việc Tổng thống Vladimir Putin đang tìm cách tái tranh cử vào tháng 3, chỉ hơn hai năm sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các lệnh trừng phạt và cắt đứt Nga khỏi cơ cấu tài chính toàn cầu, ngân hàng trung ương nước này phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là giảm lạm phát mà không làm tăng thêm chi phí vay cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Điều đó cũng mâu thuẫn với mục tiêu của Điện Kremlin về lợi ích của việc mở rộng kiểm soát vốn - đã hỗ trợ đồng rúp kể từ tháng 10.
Lãi suất của Nga đạt mức 2 con sốTham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường