MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những sự thật thú vị về giải đua xe công thức 1 sắp diễn ra ở Hà Nội

09-11-2018 - 17:15 PM | Sống

Khác với những giải đua xe khác như Nascar, các xe đua F1 không được phép đổ xăng khi đang thi đấu cũng như khi vào đường pit.

Mới đây, thông tin về việc giải đua xe công thức 1 (F1) được đưa về Hà Nội đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới truyền thông. Tuy nhiên, F1 không đơn thuần chỉ là một giải đua xe, nó còn có rất nhiều điều thú vị mà mọi người chưa biết.

Có 2 giải vô địch tại F1

Phần lớn mọi người đều cho rằng giải F1 chỉ có một chức vô địch duy nhất cho 21 chặng đua, tuy nhiên thực tế F1 có 2 chức vô địch. Chức vô địch đầu tiên được mọi người biết đến là "Driver’s Championship", dành cho tay đua giành được nhiều điểm nhất trong tất cả chặng đua. Chứ vô địch thứ 2 ít được biến đến hơn là "Constructor’s Championship" giành cho chiếc xe giành được nhiều điểm nhất cho các chặng đua. Nguyên nhân là các đội đua F1 có những thiết kế xe khác nhau và chúng được đánh giá tách biệt với những kỹ năng của các tay đua cho việc giành chức vô địch.

Xe đua F1 không tiếp xăng

Khác với những giải đua xe khác như Nascar, các xe đua F1 không được phép đổ xăng khi đang thi đấu cũng như khi vào đường pit. Thay vào đó, các xe đua chỉ được thay lốp hoặc phần cánh bị hỏng trên đường pit. Điều này đồng nghĩa với việc các xe đua sẽ phải tính toán lượng xăng cần ngay từ đầu cuộc đua cho đến hết chặng. Quy định này được áp dụng từ năm 2010 đến nay.

Trong một số trường hợp, các đội đua bơm ít xăng hơn bình thường nhằm giảm trọng lượng xe đua để đi nhanh hơn. Tất nhiên, họ phải tính toán kỹ lưỡng nếu không muốn hết xăng giữa chặng đua.

Những sự thật thú vị về giải đua xe công thức 1 sắp diễn ra ở Hà Nội - Ảnh 1.

Chiến thuật đóng vai trò chủ chốt

Đến với giải F1, nhiều người lầm tưởng chúng cũng tương tự các giải đua xe thông thường khác khi chỉ tập trung chủ yếu vào kỹ năng lái xe của tay đua. Trên thực tế, F1 là sự tổng hòa của kỹ năng lái xe lẫn chiến thuật đua và thiết kế xe. Trước đây đua xe F1 cũng tương tự các giải đua khác khi chú trọng vào kỹ năng lái xe, chỉ đến khi tay đua huyền thoại Ayron Senna làm thay đổi mọi thứ thì F1 mới đổi mới. Hiện nay, các tay đua dù giỏi đến đâu cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng từng chặng đua, đề ra chiến thuật cũng như thiết kế xe phù hợp nhất để giành chiến thắng.

Ngày càng "hại điện"

Tại giải F1, các xe đua hiện nay đã hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây. Tốc độ xe nhanh hơn, chất liệu nhẹ hơn, gầm thấp hơn, bánh rộng hơn… Rất nhiều công nghệ điện tử đã được áp dụng cho các xe đua F1 nhằm nâng cao tối đa hiệu quả đua. Tuy nhiên, một số công nghệ hoàn toàn bị cấm như hệ thống kiểm soát độ bám đường (Traction Control System), nhằm đem đến trải nghiệm chân thực cũng như những thử thách nhất định cho các tay đua.

Hiện nay, bình quân mỗi chiếc xe đua F1 chỉ nặng 702kg bao gồm cả người lái khi chưa đổ xăng. Trong khi đó động cơ của xe đua chỉ chạy được khoảng 2 tiếng trước khi phát nổ. Bình thường động cơ xe được thiết kế để chạy khoảng 20 năm nhưng các xe đua F1 lại tăng áp lẫn chỉnh sửa để động cơ chạy hết cỡ trong thời gian đua. Một động cơ bình thường chỉ chạy khoảng 6.000 rpm nhưng các xe đua F1 được độ lên tới 18.000 rpm.

Với công nghệ "hại điện", mỗi chiếc xe đua F1 có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 4 giây và bình quân mỗi chiếc xe đua F1 có thể tăng tốc tới 360 km/h trong các chặng đua.

Những sự thật thú vị về giải đua xe công thức 1 sắp diễn ra ở Hà Nội - Ảnh 2.

Nghề nguy hiểm

Trong khi những người hâm mộ cuồng nhiệt, giới truyền thông săn đón còn hàng loạt những chân dài muốn được chụp ảnh hay hẹn hò cùng tay đua thì trên thực tế việc điều khiển những chiếc xe tại F1 lại vô cùng mệt mỏi, căng thẳng.

Theo một số khảo sát, bình quân mỗi tay đua F1 sẽ giảm 4 kg sau khi bước vào các chặng đua do quá áp lực lẫn căng thẳng. Tất nhiên họ lại hồi cân vào kỳ nghỉ sau đó nhưng chúng cho thấy mức độ stress của công việc. Hơn nữa, các xe đua thường không lắp máy điều hòa để giảm trọng lượng cho xe, khiến nhiệt độ trong xe nhiều khi lên tới 50 độ C khi vào đường pít để thay lốp, nhiều khi còn cao hơn tùy thuộc vào thời tiết của chặng đua.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm 4% trọng lượng cơ thể sẽ khiến 1 người trưởng thành suy giảm 40% hiệu quả tư duy lẫn thể năng. Đây là nguyên nhân đội hỗ trợ phải cho tay đua tranh thủ uống nước tăng lực khi vào đường pit thay lốp nhằm tiếp nước.

Trước đây, nghề đua xe F1 còn được coi là một nghề nguy hiểm cực độ khi rất nhiều vụ tai nạn thương tâm diễn ra cướp đi sinh mạng, hoặc tệ hơn là tàn tật với những tay đua.

Chọn số xe

Kể từ năm 2014, các tay đua có thể chọn một số xe riêng cho mình. Nếu họ chuyển đội, họ có thể mang theo số đó gắn lên xe mới và được giữ số xe trong vòng 2 năm kể từ cuộc đua cuối. Đặc biệt, nhà vô địch có thể chọn số 1 cho xe của mình trong mùa đua sau đó để vinh danh.

Những sự thật thú vị về giải đua xe công thức 1 sắp diễn ra ở Hà Nội - Ảnh 3.

Chống nhiệt

Nhằm bảo vệ các tay đua, những xe đua được thiết kế sao cho khi gặp tai nạn, họ vẫn tránh được các tổn thương nặng nhất. Mũ của các tay đua F1 được thiết kế nhằm chống chịu nhiệt độ lên tới 800 độ C, còn chiếc xe của họ phải chịu được mức nhiệt ít nhất 840 độ C nhằm đối phó với những vụ cháy nổ do va chạm.

Nguồn gốc "Formula One"

Giải đua xe F1 có nguồn gốc từ giải đua "European Grand Prix Motor Racing" vào thập niên 1920-1930. Từ "công thức" (Formula) mang ý nghĩa những quy định đua xe mà các tay đua phải tuân theo thời đó.

6,8 triệu USD

Mức giá bình quân để lắp ráp mỗi chiếc xe đua tại giải F1 vào khoảng 6,8 triệu USD. Đây là mức giá cho những thiết bị cơ bản nhất của một chiếc xe đua F1, chưa kể đến những thiết bị, công nghệ tối tân nhân mà mỗi đội thiết kế cũng như áp dụng cho chiếc xe của mình. Ngoài ra, mỗi đội đua cũng phải tiêu tốn hàng trăm triệu USD để nghiên cứu và cho ra đời những kỹ thuật tiên tiến nhất cho chiếc xe đua. Bởi vậy, không có một chiếc xe đua F1 của bất kỳ đội nào là giống nhau, dù chúng trông chẳng khác nhau mấy về bề ngoài.

Những sự thật thú vị về giải đua xe công thức 1 sắp diễn ra ở Hà Nội - Ảnh 4.

80.000 bộ phận

Mỗi chiếc F1 bao gồm tối thiểu 80.000 bộ phận khác nhau và chúng phải được lắp thủ công 100% nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

50 vòng/giây

Không riêng gì các tay đua, những chiếc lốp xe cũng giảm cân sau mỗi đoạn đua. Bình quân mỗi lốp xe này mất khoảng 0,5 kg khi vào đường pít do bị mòn. Những lốp xe bình thường được thiết kế để chạy 60.000-100.000km nhưng lốp xe đua chỉ được thiết kế để chạy 90-120km nhằm tăng tốc tối đa cho chặng đua. Với tốc độ cao nhất, bình quân mỗi lốp xe đua quay khoảng 50 vòng/giây.

Tại đường pit thay lốp, các nhân viên chỉ tốn khoảng 3 giây để thay bánh cho một xe đua, một tốc độ đáng nể.

Theo AB

Thời Đại

Trở lên trên