Những thói quen nấu ăn tại nhà "độc khủng khiếp" mà các bà nội trợ Việt cần bỏ trước khi ung thư tìm đến
Nếu mắc phải những sai lầm dưới đây khi nấu nướng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, thậm chí tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ.
- 07-09-20214 loại thịt, da này dù ngon nhưng chứa nhiều ký sinh trùng, không sơ chế sạch, nấu chín kỹ thì đừng ăn
- 03-09-20215 cách chế biến trứng sai lầm, biến món ăn ngon thành "cực độc": Nếu dùng 6 loại trứng "xứng đáng bỏ đi" này để nấu nữa thì tác hại khôn lường
- 26-08-2021Bí kíp của cô gái tiết kiệm cả chục triệu đồng trong 1 tháng: Tự dọn nhà cửa và nấu ăn, chăm ‘mua’ đồ 0 đồng
Ung thư là căn bệnh mãn tính, nếu không được phát hiện kịp thời thì tế bào ung thư sẽ phá hủy các cơ quan, làm suy yếu hệ miễn dịch, cuối cùng dẫn tới tử vong. Để đẩy lùi căn bệnh ung thư, nhiều gia đình lựa chọn nấu nướng tại nhà để kiểm soát lượng thức ăn được hấp thụ và đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm.
1. Tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn
Mỗi năm, thế giới có 1,6 triệu người tử vong do mắc các bệnh liên quan đến việc hít khói sinh ra trong quá trình nấu nướng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh cho thấy, nếu phụ nữ nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói nhà bếp sẽ ảnh hưởng đến cơ thể tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày, cuối cùng dẫn đến mắc bệnh ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê các loại khí thải hình thành do nhiệt độ cao vào nhóm chất gây ung thư loại 2A, trong đó có khói sinh ra khi nấu nướng.
Trên thực tế, ở mức nhiệt trên 200 độ C, độc tính của dầu ăn sẽ biến đổi đến mức dầu bốc khói. Nếu người đứng gần đó hít phải khói dầu này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài ra, các chất gây hại sinh ra khi nấu nướng còn gây cảm giác buồn nôn, khó chịu ở mũi họng và gây chóng mặt, tức ngực với người thường xuyên phải đứng trong bếp.
* Cần thay đổi:
Để đảm bảo sức khỏe, các bà nội trợ nên đợi 3 –5 phút sau khi nấu ăn xong mới tắt máy hút mùi, đồng thời mở cửa sổ nhằm tạo độ thông thoáng để thoát hết các khí độc trong nhà.
2. Thường xuyên làm các món chiên rán
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về mối nguy hiểm mà đồ chiên rán mang lại cho cơ thể con người, nhưng đây vẫn là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình.
Khi được chế biến ở nhiệt độ cao, không những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy mà còn có thể sản sinh các chất như amin dị vòng, hydrocarbon thơm đa vòng, các hợp chất acrylamide... đều là những chất gây ung thư. Chế độ ăn nhiều đồ chiên rán cũng làm gia tăng chất béo trong cơ thể, dẫn đến bệnh béo phì, mỡ máu, các bệnh lý rối loạn chuyển hóa…
* Cần thay đổi:
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về công nghệ sinh học và thực phẩm) khuyến cáo người dân nên ăn nhiều đồ hấp, luộc thay vì đồ chiên rán để giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, gia đình nên dùng xen kẽ dầu ăn, mỡ động vật và dầu thực vật trong nấu nướng.
3. Cho thêm nhiều muối vào đồ ăn
Muối không phải gia vị gây ung thư, tuy nhiên cho thêm quá nhiều muối trong món ăn sẽ thúc đẩy vi khuẩn HP phát triển mạnh. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân khởi phát các bệnh viêm mạn tính ở dạ dày, tạo thành những ổ loét và dẫn tới ung thư dạ dày . Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối cũng gây bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, bệnh máu não.
* Cần thay đổi:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo người dân chỉ nên nạp tối đa 6 gam muối/ngày (khoảng 2.4 gam natri), tương đương 1 muỗng cafe.
4. Không cọ sạch nồi, chảo sau khi chế biến
Khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, những vết bẩn, dầu mỡ và thức ăn thừa còn sót lại có thể chứa chất độc aldehyde hay benzopyrene, đây đều là những chất gây ung thư đã được WHO cảnh báo. Do đó, nếu bạn không cọ sạch dụng cụ chế biến và tiếp tục sử dụng để nấu ăn cho lần sau, sẽ vô tình gia tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình.
Ngoài ra, thời gian chế biến càng dài, nhiệt độ càng cao không những gây biến đổi mùi vị thực phẩm mà còn sản sinh ra nhiều chất acrylamide (chất gây ung thư loại 2A) bám vào thức ăn.
5. Dùng dầu ăn kém chất lượng, tái sử dụng dầu ăn
Các loại dầu ăn "handmade" được nhiều bà nội trợ ưa chuộng vì cho rằng mùi hương tự nhiên, thơm và có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, loại dầu này có thể lẫn tạp chất, chỉ với nhiệt độ thấp đã sôi nên dễ sản sinh các loại khí thải gây độc cho người dùng. Nếu bạn không mua được dầu ăn này ở những nơi bán uy tín sẽ dễ mua phải hàng kém chất lượng, thậm chí bên trong còn chứa độc tố nấm mốc aflatoxin do quy trình bảo quản kém.
Bên cạnh đó, sai lầm của nhiều gia đình là dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Ở lần chế biến đầu tiên, dầu được nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu tác động của nhiệt độ sẽ biến đổi thành chất gây ung thư.
* Cần thay đổi:
Để phòng chống ung thư , tốt hơn cả là không dùng dầu đã qua sử dụng nhiều lần. Nên chọn loại dầu ăn an toàn, tin cậy.
Pháp luật và bạn đọc