Những thương hiệu made in Vietnam hiện diện tại các kỳ World Cup
Công ty Kết cấu Thép Đại Dũng là doanh nghiệp Việt tham gia vào quá trình hoàn thiện sân vận động tổ chức trận chung kết World Cup 2022, trước đó tại France 98, lưới cầu môn cũng được doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.
- 15-11-2022Top 5 thương hiệu phụ kiện điện thoại chất lượng hàng đầu hiện nay
- 14-11-2022Hai ông lớn bắt tay xuất khẩu sầu riêng thương hiệu Việt sang Trung Quốc
- 13-11-2022Làm thương hiệu trên TikTok giỏi như Viettel: Rũ bỏ phong cách nghiêm túc, "đu trend" hút 5 triệu người theo dõi
- 09-11-2022Nhiều thương hiệu Việt hy vọng bứt phá doanh thu mùa mua sắm cuối năm
World Cup 2022 đã cận kề. Để tổ chức giải bóng đá lớn nhất hành tinh, chủ nhà Qatar đã chi 220 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, bao gồm những con đường mới, nâng cấp giao thông công cộng, khách sạn và các cơ sở thể thao. Đáng chú ý, trong số này có 8 sân vận động công nghệ cao.
DDC là nhà sản xuất và cung ứng 6.000 tấn thép cho sân vận động Lusail.
Thương hiệu Việt 'góp công' hoàn thiện 2 sân vận động World Cup
Sân vận động Lusail Iconic (Sân vận động Quốc gia Lusail - PV) tọa lạc tại thành phố Lusail, Qatar. Đây được xem là sân vận động lớn nhất khu vực Trung Đông với sức chứa lên đến 80.000 chỗ ngồi và là sân vận động sẽ tổ chức 10 trận đấu, trong đó có trận chung kết World Cup 2022.
Với tổng vốn đầu tư 767 triệu USD, Lusail Iconic được xem là biểu tượng của thành phố Lusail nói riêng và Qatar nói chung. Chủ nhà của VCK World Cup 2022 chứng tỏ sự 'chịu chơi' khi dát vàng nhiều vị trí cho sân vận động được lấy cảm hứng từ chiếc chén, giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối, biểu trưng cho văn hóa Ả Rập.
Đáng nói, quá trình hoàn thiện sân vận động Lusail Iconic này có sự tham gia của một thương hiệu Việt, CTCP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (Đại Dũng Corp - DDC).
Đây là lần hiếm hoi một thương hiệu Việt Nam tham gia hoàn thiện một công trình tầm cỡ như sân vận động tổ chức World Cup. Tiêu chuẩn chất lượng và tiến độ là hai tiêu chí hàng đầu để kịp hoàn thiện trước thời điểm World Cup 2022 diễn ra.
Lần hiếm hoi một thương hiệu Việt Nam xuất hiện tại World Cup (ảnh Đại Dũng)
Phần công việc mà DDC đảm nhiệm chính là sản xuất, cung ứng kết cấu thép cho khoảng 1/3 sân vận động này. Đây là phần công việc mà một nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhận trước khi không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Tổng trọng lượng khung thép được DDC sản xuất cho sân vận động Lusail Iconic lên đến 6.000 tấn. Đây là một con số không lớn, nhưng cũng không nhỏ nếu đặt trong bối cảnh phải vận chuyển sang Qatar để kịp thời hoàn thiện thi công.
Trao đổi với Nhadautu.vn , ông Trịnh Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT DDC cho biết, trước khi DDC trở thành nhà thầu Việt Nam duy nhất trúng gói thầu cung ứng thiết bị này, một đơn vị sản xuất cấu kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp quản dự án thế nhưng đã xảy ra sự cố. Các cấu kiện khi đem ra công trình thực tế lại không lắp ghép và kết nối được.
"Trước tình hình đó, bằng sự cam kết và chứng thực về nguồn lực để Quý đối tác quốc tế tin tưởng, DDC đã thành công trúng thầu và bắt tay vào quy trình sản xuất theo yêu cầu từkhách hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của hạng mục được đảm nhận, đó là công trình mà cả thế giới cùng chiêm ngưỡng và trải nghiệm, DDC đã lập phương án triển khai chi tiết để lên dự toán chính xác tuyệt đối đến từng kích thước cấu kiện và số lượng bu-lông. Giám đốc nhà máy, đội ngũ kỹ sư ra sức ngày đêm hợp lực sản xuất cùng tập thể công nhân DDC. Đến thời điểm quyết định, DDC thực hiện công đoạn lắp thử để chứng minh với khách hàng như kết cấu phụ kiện thép có thể lắp ráp và kết nối vững vàng trước khi được vận chuyển sang Qatar", ông Trịnh Tiến Dũng chia sẻ.
Đồng thời, DDC cũng là nhà thầu cung ứng, sản xuất khung thép sân vận động Ras Abu Aboud (thường được biết đến với cái tên sân 974 - PV), sau khi tạo ấn tượng mạnh với chủ nhà.
Quá trình hoàn thiện sân 974 (ảnh Đại Dũng)
Được tạo nên bởi 974 chiếc vỏ container đã qua sử dụng, sân 974 có thiết kế kiến trúc thân thiện, giảm thiểu bê-tông và vật liệu. Mục tiêu của Qatar là sân có thể tháo dỡ sau khi kết thúc World Cup. Để đảm bảo điều này, cần một kết cấu thép nặng đến
Nhà thiết kế Fenwick Iribarren Architects đã sáng tạo bằng cách đưa ra giải pháp xây dựng theo phương pháp ghép Module. Phần tạo hình sử dụng 974 chiếc vỏ Container đã qua sử dụng để lắp ghép trong một kết cấu thép nặng đến 28.000 tấn.
Được tạo thành từ 974 vỏ container, sân 974 là sân vận động có thể tháo rời cho công năng khác sau World Cup (ảnh Đại Dũng)
"Với những tiêu chí trên, DDC phải lập phương án triển khai sao cho đảm bảo đúng các tiêu chuẩn sản xuất và thiết kế kỹ thuật từ nhà thầu. Trong đó, các công đoạn xử ký thô, khoan, đục lỗ, hàn và lắp ráp phải thực hiện kỹ lưỡng và chính xác tuyệt đối để đảm bảo có thể tháo lắp như trò chơi lego. Các khâu mài vệ sinh, phun sơn, đóng kiện để vận chuyển sang Qatar cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn ngặt nghèo. Tất cả được thực hiện và chuyển giao đúng tiến độ cho Qatar", ông Trịnh Tiến Dũng cho biết.
Lưới cầu môn 'Made in Vietnam'
Ngược dòng lịch sử World Cup, DDC không phải là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham gia vào quá trình tạo nên một giải đấu bóng đá hấp dẫn. Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết, trước DDC 24 năm, tại France 98, những tấm lưới cầu môn 'Made in Vietnam' đã xuất hiện trên khắp sân cỏ nước Pháp.
Những tấm lưới ấy được sản xuất và cung cấp bởi một công ty Việt Nam, Công ty TNNH TechNet, được sáng lập và điều hành bởi ông Cao Văn Phú Guy.
Có trụ sở tại phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, Công ty TechNet được biết đến là công ty sản xuất lưới nhựa hàng đầu của TP.HCM. Xuất thân Việt Nam và có kinh nghiệm 10 năm hành nghề lái tàu ở Pháp, Cao văn Phú Guy có ý tưởng sản xuất các dụng cụ đi biển, lưới và máy móc với nguyên liệu nhập khẩu từ Pháp, với mong muốn giảm thiểu gánh nặng mưu sinh cho ngư dân Việt.
Dần dà, Công ty TechNet chuyển sang sản xuất cả lưới thể thao, phục vụ nhu cầu chơi quần vợt, từ niềm đam mê và thói quen chơi thể thao của ông chủ.
Khi France 98 diễn ra, ông Guy tìm cách chào hàng và bất ngờ được Ban tổ chức World Cup 98 ký hợp đồng cung cấp toàn bộ lưới khung thành, nhờ kỹ thuật sản xuất tốt. Từ World Cup 98 đến 2002 và nhiều giải vô địch quốc gia Ý, Tây Ban Nha sau đó, lưới của Technet luôn được sử dụng.
"Đã từng làm lưới đánh cá và học được kinh nghiệm từ những người bạn Pháp nên tôi sản xuất lưới thể thao không mấy khó khăn. Tuy vậy, nghề này cũng lắm công phu. Đa số công nhân của tôi là phụ nữ bởi họ cẩn thận và nhẫn nại. Sau khi đan xong một tấm lưới, phải cắt xén đo lại cho đúng chuẩn trước khi đóng hàng. Sản phẩm chủ yếu do đặt hàng nên khách cũng kén lắm. Ngoài lưới cầu môn, cơ sở chúng tôi làm cả lưới quần vợt, lưới bóng chuyền, bóng rổ", ông Cao Văn Phú Guy chia sẻ với báo chí.
Nhà đầu tư