MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những "trụ cột" trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga?

16-10-2022 - 15:15 PM | Tài chính quốc tế

Những "trụ cột" trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga?

Nhiều nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Đức sẽ gặp suy thoái do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga.

Thiệt hại nặng nề

Lớn hơn cả vùng Manhattan Hạ của Mỹ, nhà máy hóa chất BASF khổng lồ trên sông Rhine là biểu tượng cho cả sức mạnh công nghiệp của Đức và cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chịu thiệt hại bao nhiêu trong cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ.

Mỗi ngày, nhà máy này sử dụng nhiều năng lượng hơn cả Thụy Sĩ vì nó sản xuất mọi thứ từ cao su cho đến giày thể thao và lớp phủ cho ô tô. Nhưng hậu quả từ các cuộc xung đột đang khiến nhà máy này phải trả giá đắt. Chỉ trong quý 2 năm nay, giá khí đốt tự nhiên cao không tưởng đã khiến hóa đơn năng lượng của công ty tăng tương đương 776 triệu USD.

Để hạn chế chi phí, nhà máy đã bắt đầu tối ưu hoạt động và cắt giảm sản xuất amoniac cho phân bón, vốn là hoạt động ngốn rất nhiều năng lượng. Việc này làm gia tăng tình trạng thiếu phân bón trên lục địa và qua đó đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu. Giám đốc điều hành Martin Brudermüller cảnh báo nếu tình hình năng lượng ở Đức trở nên khó khăn hơn trong những tháng tới, nhà máy có thể phải chuyển sản xuất nhiều hơn sang "các nhà máy bên ngoài châu Âu."

 Những trụ cột trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga? - Ảnh 1.

Tuần trước, ông Brudermüller nói với các nhà điều hành ngành công nghiệp hóa chất: “Chúng ta có một cuộc xung đột ngay trước ngưỡng cửa đất nước và một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có đang đe dọa sự tồn tại của sản xuất công nghiệp Châu Âu. Nhiều chuỗi giá trị của Đức đang tan vỡ ngay lúc này."

Tác động của Nga ở châu Âu đã dẫn tới nhiều sự thay đổi ở Đức, buộc các quan chức nước này phải đánh giá lại nền tảng của nền kinh tế. Vốn là một quốc gia phát triển thịnh vượng, "đầu tàu kinh tế" của châu Âu và cũng là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, Đức phụ thuộc khá nhiều vào hai trụ cột là năng lượng giá rẻ của Nga và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhưng khi nền kinh tế Đức gặp vấn đề - có nguy cơ kéo theo cả nền kinh tế châu Âu - thì những trụ cột này dường như không còn vững chắc nữa.

Claudia Kemfert, một trong những chuyên gia năng lượng hàng đầu của Đức cho biết: "Chúng tôi đã quá phụ thuộc vào một quốc gia - đó là Nga - và chúng tôi đang phải trả giá cho điều đó. Đức phải thay đổi và chúng tôi đã biết điều đó từ lâu. Nền tảng kinh tế này không thực sự bền vững."

Mối quan hệ xa cách giữa phương Tây và Nga đã có tác động lớn ở Đức.

Dễ bị ảnh hưởng

Trước đây, Nga cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng ở Đức - cho sản xuất công nghiệp, sưởi ấm các ngôi nhà và sản xuất điện. Giờ đây, với việc đường ống chính từ Nga đã ngừng hoạt động, Đức đã phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác và đang phải trả gấp 7 đến 10 lần giá của năm ngoái.

Đồng thời, quốc gia này bắt đầu cảm thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu công nghiệp. Đức là nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ. Nhưng sản xuất chiếm tới khoảng 20% ​​nền kinh tế, so với khoảng 11% ở Mỹ. Điều đó khiến Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động trong thương mại thế giới và giá năng lượng.

Hiện tại, các cú sốc về giá năng lượng - bao gồm cả sự gián đoạn do chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch và nhu cầu toàn cầu sụt giảm - đã làm tổn hại tới lợi nhuận mà Đức thu được. Các nhà kinh tế cho rằng Đức sắp trải qua suy thoái trong năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn dự đoán nước này là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các nền kinh tế lớn khác ngoài Nga.

 Những trụ cột trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga? - Ảnh 2.

Hiệu ứng gợn sóng về kinh tế sẽ khiến nhiều nước khác chịu ảnh hưởng, đặc biệt nếu suy thoái xảy ra đồng thời với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Sự suy thoái tại Đức sẽ gây áp lực lên một loại tiền tệ duy nhất của khu vực đồng euro. Một số nhà kinh tế dự đoán nó có thể đẩy đồng euro xuống dưới mức tương đương với đồng USD trong một thời gian dài.

Các quốc gia bị thiệt hại lớn nhất sẽ là các quốc gia ở Đông Âu, nơi có các nhà cung cấp cho các nhà sản xuất lớn của Đức và là các nước có nền kinh tế liên kết chặt chẽ với sự phát triển của châu Âu thông qua thương mại.

Sự đình trệ trong sản xuất ở Đức, đặc biệt là đối với các sản phẩm hoàn chỉnh như ô tô, thiết bị y tế và các sản phẩm công nghiệp chuyên dụng khác của Đức, sẽ khiến tình hình ngày càng phức tạp hơn sau đại dịch.

Emily Mansfield, nhà kinh tế châu Âu của Economist Intelligence Unit, cho biết: "Nếu chúng ta có suy thoái kinh tế ở Đức - và tôi nghĩ điều này là không thể tránh khỏi vào thời điểm hiện tại - điều đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu và phần còn lại của thế giới".

Tới nay, nguồn dự trữ năng lượng của Đức vẫn dồi dào nhờ tăng cường nhập khẩu từ Na Uy và Hà Lan. Pháp cũng bắt đầu chia sẻ khí đốt của mình với Đức thông qua một đường ống mới được sửa. Một cảng tiếp nhận các chuyến hàng Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các địa điểm xa hơn sẽ mở cửa vào năm tới. Đức cũng đang đốt nhiều than và dầu hơn.

Theo Tất đạt

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên