MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới

19-08-2018 - 21:48 PM | Tài chính quốc tế

Từ những "trùm" sắt vụn cho tới "vua" tái chế rác, dưới đây là 7 tỷ phú làm giàu từ việc buôn thứ người khác bỏ đi trên khắp thế giới được trang MSN tổng hợp.

1. Anthony Pratt - Tài sản: 5,2 tỷ USD

Anthony Pratt là chủ tịch của Visy Industries - công ty giấy và bao bì tái chế tư nhân lớn nhất thế giới. Có trụ sở tại Melbourne, Australia, công ty này được thành lập bởi cha của Anthony - ông Richard Pratt vào năm 1948.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 1.

Anthony Pratt tiếp quản công ty sau khi cha qua đời vào năm 2009 và từ đó thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng, kiếm hàng tỷ USD từ giấy rác bỏ đi.

2. Anil Agarwal - Tài sản: 3,5 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 2.

Là người sáng lập công ty khai khoáng và kim loại Vedanta Resources, Anil Agarwal bắt đầu sự nghiệp với việc buôn sắt vụn vào đầu những năm 1970, thu gom cáp bỏ đi của các công ty khắp Ấn Độ rồi sau đó bán lại ở Mumbai để lấy tiền chênh lệch.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 3.

Năm 1976, Agarwal mua lại công ty kim loại đầu tiên và bắt đầu bước chân lĩnh vực sản xuất vào những năm 1980. Tham gia vào sáng kiến Giving Pledge của vợ chồng tỷ phú Bill Gates, Agarwal cam kết dành 75% tài sản của mình cho hoạt động từ thiện trong suốt cuộc đời mình hoặc sau khi chết.

3. Igor Altushkin - Tài sản: 3,2 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 4.

Igor Altushkin bắt đầu làm giàu với việc buôn sắt vụn trong cơn hỗn loạn sau khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 5.

Năm 2004, ông thành lập công ty Russian Copper Company đặt trụ sở ngay tại thành phố quê hương Ekaterinburg. Hiện đây là nhà sản xuất đồng lớn thứ 3 tại Nga với doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD.

4. Wayne Huizenga - Tài sản: 2,6 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 6.

Sinh ra trong một gia đình chuyên thu lượm rác, Wayne Huizenga (qua đời hồi tháng 3/2018), là người đồng sáng lập công ty Waste Management, Inc. vào năm 1968, khởi đầu với một xe tải gom rác tại một khu vực nhỏ ở Chicago, Mỹ.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 7.

Vào những năm 1980, Waste Management, Inc. trở thành công ty lớn nhất thuộc loại này tại Mỹ. Từ đó, tỷ phú phế liệu Huizenga bắt đầu thành lập Blockbuster Video và hãng bán lẻ ôtô AutoNation, đồng thời mua lại một số câu lạc bộ thể thao, trong đó có Florida Marlins.

5. Zhang Yin - Tài sản: 1,89 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 8.

Được mệnh danh là "nữ hoàng phế liệu", Zhang Yin thành lập công ty tái chế giấy Ying Gang Shen vào năm 1985 với số tiền tiết kiệm cả đời 3.800 USD.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 9.

Năm 1995, Zhang thành lập Nine Dragons Paper Holdings và bắt đầu nhập khẩu giấy phế liệu từ Mỹ rồi biến thành hộp carton. Hiện Nine Dragons Paper Holdings là nhà sản xuất giấy lớn nhất tại Trung Quốc với doanh thu nhiều tỷ USD mỗi năm.

6. Patrick Dovigi - Tài sản: 1,08 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 10.

Patrick Dovigi được mệnh danh là "vua rác tái chế" của Canada. Từng là cầu thủ khúc côn cầu, Dovigi bỏ sự nghiệp thể thao để theo bắt đầu theo con đường kinh doanh rác tái chế và có đột phá đầu tiên vào đầu những năm 2000.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 11.

Năm 2007, Dovigi thành lập công ty quản lý và tái chế rác thải Green For Life Environmental. Công ty này hiện hoạt động trên khắp Canada, một số khu vực tại Mỹ và có doanh thu mỗi năm hàng tỷ USD.

7. Anatoly Sedykh - Tài sản: 1 tỷ USD 

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 12.

Anatoly Sedykh là người đứng đầu công ty sản xuất bánh tàu hoả hàng đầu tại Nga và sản xuất ống nước lớn thứ 2 tại nước này. Công ty United Metallurgical Company được xây dựng bằng số tiền Sedykh kiếm được từ việc buôn sắt vụn.

Những tỷ phú biến rác thành “vàng” trên thế giới - Ảnh 13.

Năm 1989, Sedykh vay một khoản lớn từ ngân hàng lớn nhất tại Nga khi đó - Sberbank, thu về hàng triệu USD - đủ để mua cổ phần kiểm soát tại công ty Vyksunsky Metallurgical Plant (sau này thành OMK) vào năm 1999.

Theo Hoài Thu

VnEconomy

Trở lên trên