Những tỷ phú thành công từ “khu ổ chuột” và minh chứng cho thấy “ai sinh ra cũng có quyền giàu có”
Việc bạn sinh ra ở đâu không quyết định bạn là ai. Đó là chân lý mà những người thành công nhất thế giới đã khẳng định bằng chính cuộc đời và nỗ lực của bản thân họ.
- 02-02-201714 kĩ năng "khó học" nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống
- 02-02-201716 điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại giúp bạn "chạm tay vào hạnh phúc"
- 02-02-20177 bước để vượt qua cảm giác uể oải trong những ngày làm việc đầu năm mới
- 26-01-2017"Biết người biết ta", mọi cuộc giao tiếp đều dễ dàng hơn
- 26-01-2017Thiết lập mục tiêu cho cuộc sống - điều bạn chỉ có thể học từ "trường đời"
Howard Schultz: Giấc mơ Starbucks từ khu ổ chuột
Có lẽ ít người biết rằng chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks lại xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York. Tuổi thơ nghèo khó nhưng không làm cậu bé Schultz nhụt đi ý chí vươn lên. Schultz luôn muốn "trèo qua hàng rào" để nhìn quang cảnh bên ngoài khu dân cư nghèo nàn mà cậu và người cha làm tài xế xe tải đang sinh sống.
Thời còn đi học, Schultz rất giỏi thể thao và đã được nhận vào Đại học Bắc Michigan nhờ học bổng bóng đá. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành truyền thông, Schultz làm việc cho Xerox trước khi lập quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Vì niềm đam mê với thức uống này, Schultz đã rời Xerox và thành lập công ty riêng năm 1987.
Khởi đầu với 60 cửa hàng, cho đến nay Starbucks đã nâng con số này lên 17.600 cửa hàng trên khắp thế giới. Bản thân Howard Schultz sở hữu khối tài sản ròng lên đến gần 3 tỷ USD và luôn nằm trong danh sách những CEO thành công nhất thế giới về tốc độ tăng trưởng tài sản.
Ingvar Kamprad: Từ cậu bé bán diêm trở thành tỷ phú
Ingvar Kamprad sinh ra tại Elmtaryd Agunnaryd, một làng quê nghèo của Thụy Điển. Khi mới 5 tuổi, Ingvar đã có phi vụ kinh doanh thành công đầu tiên: bán diêm cho những người trong làng. Bắt đầu từ những que diêm, sau đó Ingvar chuyển sang kinh doanh nhiều mặt hàng khác như bán hạt giống cây trồng, bán bút, môi giới cho những người bán dâu, bán cá …
Lúc bấy giờ, tuy mới chỉ 13-14 tuổi, nhưng Ingvar đã tự đặt cho mình những mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Năm 17 tuổi, ông quyết định thành lập công ty IKEA nhờ số tiền dành dụm được từ những phi vụ kinh doanh “lặt vặt” cộng thêm tiền thưởng của bố.
Ban đầu IKEA chỉ là một công ty bán hàng qua bưu điện và đến bây giờ, nhắc đến IKEA, người ta sẽ nghĩ ngay đến hãng nội thất sang trọng và thành công nhất thế giới.
Roman Abramovich: Từ trẻ mồ côi trở thành người giàu nhất nước Nga
Roman Abramovich mất mẹ khi mới 18 tháng tuổi, cha ông cũng chết trong một vụ tai nạn tại công trường xây dựng khi ông vừa lên 4. Abramovich được một người chú nuôi dưỡng tại Komi và sau này ông được bà ngoại nuôi tại Moskva. Chàng thanh niên đã bỏ đại học để theo đuổi đam mê của một doanh nhân.
Abramovich bắt đầu từ một công nhân. Từ năm 1987 đến 1989 Roman Abramovich là thợ cơ khí của tập đoàn Mossepetsmontazh. Sau đó, Roman tổ chức hợp tác xã Yiut chuyên sản xuất đồ chơi nhựa. Đầu thập niên 90, Roman Abramovich, khi này đã là nhà doanh nghiệp, lập hàng loạt công ty thương mại và mua bán dầu như Mekong, Supertechnology Shishmaryev, Elita...
Năm 1995, ông mua lại đại gia dầu lửa Sibneft với giá hời và tiếp tục thâu tóm các công ty lớn, trong đó có Tập đoàn thép Evraz. Abramovich còn từng bị cáo buộc hối lộ, rửa tiền và dính líu đến mafia Nga, nhưng sau đó đã được dàn xếp ổn thỏa. Hiện ông là người sở hữu du thuyền lớn nhất thế giới và câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea.
Từ một đứa trẻ mồ côi, Roman Abramovich đã trở thành ông chủ một đế chế dầu mỏ và là tỷ phú giàu nhất nước Nga.
Leonardo Del Vecchio: Từ trại tế bần thành ông hoàng kính mắt Italia
Sinh ra trong một gia đình bần cùng ở thành phố Milan (Italia), Del Vecchio đã mất đi người cha từ khi ông mới được 4 tháng tuổi trong bụng mẹ. Vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng nên đã gửi Del Vecchio và 4 người con còn lại vào trại trẻ mồ côi ngay từ khi Del Vecchio mới lọt lòng.
Lớn lên, chàng trai Vecchio vào làm công nhân cho một xưởng chế tạo khung cho các phụ tùng xe hơi và kính mắt. Tại đó ông đã từng bị tai nạn và bị mất một ngón tay.
Năm 23 tuổi, ông mở cửa hàng cung cấp khung kính mắt của chính mình và sau này trở thành nhà sản xuất kính mắt lớn nhất thế giới - Luxottica với các thương hiệu đình đám như Ray-Ban và Oakley cùng 6.000 cửa hàng bán lẻ như Sunglass Hut và LensCrafters. Tài sản ước tính của ông hiện là 11,5 tỷ USD.
Sheldon Adelson: Từ cậu bé giao báo thành ông chủ Las Vegas
Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, Sheldon Adelson vất vả từ bé. Hơn 10 tuổi, cậu bé Adelson đã phải tự nuôi mình bằng thu nhập từ nghề bán báo rong. Những người dân ở khu phố nghèo Dorchester (Boston) vẫn luôn nhớ hình ảnh cậu bé lanh lợi bán báo mỗi ngày.
Sheldon Adelson từng đăng ký học tại trường City College, nhưng vì kế sinh nhai, do ham kiếm tiền mà Sheldon Adelson bỏ học giữa chừng. Ngoài một thời gian dài bán báo, Sheldon Adelson còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống, khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi…
Thế nhưng, Sheldon Adelson cũng là người rất nhạy bén với các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ông đã sớm nhận thấy xu hướng bùng nổ của công nghiệp máy tính cá nhân. Ông quyết định làm dịch vụ hội chợ máy tính, khi biết rằng rất nhiều khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và giới thiệu sản phẩm máy tính trên thị trường.
Năm 1979, ông thành lập công ty Comdex chuyên tổ chức hội chợ máy tính. Từ năm 1984 ông đã xây dựng tổ hợp khách sạn Casino The Sands. Khách sạn này không chỉ đón khách hội chợ máy tính mà Sheldon Adelson còn tham vọng nhảy cả sang thị trường khách đến các sòng bạc ở Las Vegas. Và đến nay, Sheldon đã trở thành ông trùm sòng bài thế giới với khối tài sản khổng lồ và hệ thống sòng bạc trải dài từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Trung Quốc).