Những yếu tố có thể tạo nên làn sóng bán tháo chứng khoán tiếp theo
Sự kết hợp giữa tâm lý lo ngại kinh tế suy thoái, xu hướng đặt cược vào kế hoạch thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và mức độ biến động của thị trường tăng có thể tạo nên làn sóng bán tháo thứ hai trên thị trường chứng khoán, theo Nomura.
- 25-05-2019Chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ nhưng vẫn ghi nhận đà giảm theo tuần mạnh nhất kể từ năm 2011
- 24-05-2019Chiến tranh thương mại "nóng rực", cổ phiếu Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính
- 21-05-2019Các "ông lớn" ngành công nghệ đồng loạt tẩy chay Huawei, chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ
Ba yếu tố, gồm tâm lý lo ngại kinh tế suy thoái, xu hướng đặt cược vào kế hoạch thận trọng của Fed và mức độ biến động của thị trường tăng, có thể sẽ kích hoạt làn sóng bán tháo thứ hai trên thị trường chứng khoán trước khi tháng 5 kiết thúc, ông Masanari Takada, chiến lược gia tại Nomura, cảnh báo.
“Ba yếu tố trên có thể vượt quá sức chịu đựng của giới đầu tư chứng khoán”. Khi đó, nhiều chỉ số chứng khoán lớn sẽ chạm đáy, ông Takada dự đoán.
Theo ông, giới đầu tư nên tập trung đánh giá khả năng chứng khoán toàn cầu đi xuống trong ngắn hạn vì thị trường vẫn đang giữ tâm lý thất vọng.
“Chúng tôi nghĩ làn sóng bán tháo thứ hai đang tới. Các quỹ cân bằng rủi ro sẽ tái cân bằng danh mục đầu tư vào cuối tháng này, có thể theo hướng bán chứng khoán và mua trái phiếu. Chúng tôi nghĩ tốt nhất là nên cảnh giác vì biến động thị trường có thể tăng vọt trong tuần tới”, ông Takada cho biết.
Ảnh: Getty Images.
Đầu tiên, nhà đầu tư lướt sóng bắt đầu bán chứng khoán Mỹ và mua trái phiếu, kích thích các nhà đầu tư khác làm theo với tâm lý bi quan. Một số nhà giao dịch đánh giá việc khối lượng giao dịch trong phiên 23/5 của S&P 500 xuống dưới 2.820 là một chỉ báo kỹ thuật để cắt lỗ.
Thị trường chứng khoán chịu áp lực trong vài ngày giao dịch gần đây chủ yếu do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài hơn và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự đoán ban đầu. Trong tuần trước, Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 1% và 1,3%.
Giới đầu tư có lẽ bắt đầu không còn hứng thú mua chứng khoán sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản họp tháng 5, Nomura cho biết. Trước đó, giới đầu tư vẫn tin rằng cơ quan này có thể sẽ hạ lãi suất ít nhất một lần cho tới tháng 12. Tuy nhiên, dự đoán này có thể thay đổi bởi giọng điệu lạc quan của các nhà hoạch định chính sách về kinh tế. Một số người tham gia thị trường dự đoán rằng chủ tịch Jerome Powell và đồng nghiệp sẽ không để thị trường tài chính diễn biến xấu quá mức trước khi hạ lãi suất.
Cuối cùng, dựa trên lịch sử, các chỉ số biến động thường tăng vọt hai lần trong tháng 5. Vì vậy, ông Takada cảnh báo thị trường sẽ biến động mạnh trong 5 phiên giao dịch tới đây, theo Nomura.
Người đồng hành