Nikkei Asia: Một hãng vận tải ngoại sắp khai thác chuyến bay chở hàng từ Việt Nam đến Mỹ
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hãng bay chuyên biệt chở hàng hoá. Trong khi đó, hãng vận tải hàng hoá Kintetsu World Express tới đây sẽ thực hiện các chuyển vận tải hàng hoá từ Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đến Hoa Kỳ.
- 09-07-2021Loạt thợ đào coin vội rời Trung Quốc tìm 'miền đất hứa' mới, các thợ đào coin Việt Nam nói gì?
- 09-07-2021Một hãng hàng không Việt Nam chính thức thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe điện tử
- 09-07-2021Chuyên gia quốc tế nói gì về triển vọng ngành logistics Việt Nam khi sản xuất vừa khởi sắc, đại dịch lại xuất hiện?
Nikkei Asia đưa tin, công ty giao nhận và vận tải hàng hóa hàng đầu Nhật Bản Kintetsu World Express (KWE) đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay thuê trọn gói để vận chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á đến Hoa Kỳ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh các công ty dự báo hoạt động ngành sản xuất ô tô sẽ ngày càng tăng nhanh, cũng như nguồn cung chip trên toàn cầu sẽ dần phục hồi.
Hàng hóa từ Việt Nam Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia sẽ được đưa đến sân bay Incheon của Hàn Quốc và sân bay Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trước khi đưa đến sân bay Rickenbacker ở bang Ohio của Hoa Kỳ trên các chuyến bay thuê trọn gói của KWE. Sân bay này cũng có địa chỉ tương đối gần với Chicago.
Dự kiến hàng hóa sẽ được vận chuyển 4 chuyến/tuần, bắt đầu vào tháng này.
Trước đó, hồi tháng 3, KWE đã thử nghiệm dịch vụ tương tự và nhận thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng mạnh. Trước đây, nhiều công ty giao nhận và vận tải hàng hóa cũng đã cung cấp dịch vụ thuê máy bay chuyên chở hàng trọn gói từ Đông Nam Á, song chỉ là dịch vụ thuê một lần. Điều này đã dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá.
Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt nền kinh tế trên toàn cầu phải đóng cửa biên giới, trong khi vận tải đường biển liên tục tắc nghẽn, khiến ngành logistics tiếp tục đối mặt với nhiều bất định. Đại diện KWE cho biết, các dự báo về việc gia tăng hoạt động vận chuyển linh kiện ô tô chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến hoạt động vận chuyển, và tình trạng này sẽ "không được giải quyết sớm".
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có hãng bay chuyên biệt chở hàng hoá. Vừa qua, công ty cổ phần IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch đã đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư và một số bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo vận tải hàng hóa. Với thị trường logistics nội địa ở Việt Nam, các hãng nước ngoài mới chỉ tiếp cận được hai cảng hàng không.
Song năm ngoái, Bộ Giao thông vận tải được chỉ đạo chỉ xem xét lập hãng bay mới sau khi thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022). Tuy nhiên, Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc thành lập một hãng hàng không chuyên chở hàng hóa để giải quyết tình trạng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics.
Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng hóa. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3. IPP Air Cargo mong muốn cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý 3/2021, lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý 4/2021 và thực hiện chuyến bay thương mại vào quý 2/2022.