MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn "thân thiết" hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc

Nền kinh tế Hàn Quốc tiên tiến đang già đi nhanh chóng sau khi đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế "thần kỳ". Còn Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á trẻ trung, vẫn đang trong giai đoạn đầu của "phép màu kinh tế" như nhiều chuyên gia nhận định.

Thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng tới 34 lần kể từ năm 2000. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, Việt Nam hiện đang là điểm xuất khẩu số 3 của Hàn Quốc trong 2 năm trở lại đây, chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ và dự kiến ​​sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2020. Hàn Quốc từ năm 2014 đến đã vượt Nhật Bản trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (tính lũy kế). 

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn thân thiết hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc - Ảnh 1.

"Nhiều quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của Nhật Bản và thân thiết với Nhật hơn so với Hàn Quốc, nhưng tôi cho rằng Việt Nam là một ngoại lệ", Lee Tae-joo, Chủ tịch Viện Phát triển Tái định hình, một think-tank của Seoul nói. "Theo tôi, họ có mối quan hệ đặc biệt với Hàn Quốc".

Phần lớn dòng đầu tư là từ các nhà sản xuất Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics.  Các nhà bán lẻ và ngân hàng Hàn cũng đang nhắm mục tiêu đến thị trường mới nổi của Việt Nam. 

Samsung đã đầu tư khoảng 9,5 tỷ USD vào Việt Nam kể từ năm 2007, sản xuất hơn 150 triệu điện thoại thông minh tại các nhà máy của họ ở các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Samsung đã hợp tác với 35 nhà cung cấp nội địa "cấp 1" vào năm 2018. Năm nay, họ đang tìm nguồn cung ứng từ 42 nhà cung cấp, và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 50 vào năm 2020. Lần lượt, các nhà cung cấp đang phân nhánh vào các ngành công nghiệp khác như ô tô.

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn thân thiết hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc - Ảnh 2.

LG có nhà máy sản xuất linh kiện tại Hải Phòng. Công ty đã tuyên bố vào cuối tháng 4 rằng họ sẽ chuyển các dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của mình từ Pyeongtaek, ngoại ô Seoul, đến Hải Phòng vào cuối năm nay, tăng sản lượng điện thoại thông minh Việt Nam hàng năm lên 11 triệu chiếc.

Điện thoại đã trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam kể từ năm 2013. Quan trọng hơn, đầu tư của các công ty Hàn Quốc đã tạo ra một hệ sinh thái sản xuất hứa hẹn sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm tới.

Theo Viện nghiên cứu Hyundai, mức lương trung bình công nhân sản xuất Việt Nam là 3.812 USD/ năm vào năm 2018, bằng khoảng một phần ba mức lương trung bình của công nhân Trung Quốc, 10.520 USD. Đối với các công ty Hàn Quốc, Việt Nam cung cấp có chi phí hơn và chính trị ổn định hơn.

"Có khoảng 7.000 công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, cung cấp việc làm cho hơn 700.000 công nhân và đóng góp khoảng 30% vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam", Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, cho biết tại một hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nội tại cuối tháng tư. Ông nhấn mạnh: "Các công ty Hàn Quốc cũng đã giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam".

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn thân thiết hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc - Ảnh 3.

Lotte cũng là một tập đoàn đầu tư mạnh vào Việt Nam. Hiện nay, có 14 Lotte Mart tại Việt Nam. Thực ra nếu xét đến quy mô thị trường tiêu dùng, Việt Nam khó có thể so với Trung Quốc. Trung Quốc là quê hương của khoảng 1,3 tỷ người, gấp hơn 10 lần dân số Việt Nam. Tuy nhiên, Lotte đang đầu tư rất nhiều vào Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Họ đã rót 1,8 nghìn tỷ KRW (1,5 tỷ USD) vào Việt Nam năm 2016 và dự định sẽ chi thêm 1,2 nghìn tỷ KRW vào năm 2024. Lotte đang áp dụng bài học kinh nghiệm tại Trung Quốc vào Việt Nam.

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn thân thiết hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc - Ảnh 4.

Sim Young-woo, Tổng giám đốc của Lotte Properties Hà Nội, nơi phát triển và quản lý Trung tâm Lotte Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi đã thâm nhập thị trường Trung Quốc vào những năm 2000, tương đối muộn các đối thủ. Vì vậy, chúng tôi quyết định tiếp cận thị trường Việt Nam sớm".

Các tổ chức tài chính Hàn Quốc cũng đang để mắt đến Việt Nam. Bourse Korea Exchange đã hỗ trợ Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh thành lập và hoạt động cách đây hai thập kỷ. Bây giờ họ đang phát triển hệ thống CNTT cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

Ngân hàng Shinhan Bank của Hàn Quốc là nhà cho vay nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tài sản 3,7 tỷ USD, mặc dù còn nhỏ so với Ngân hàng Cổ phần Thương mại Sài Gòn, ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, có 18,2 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2019.  

"Các ngân hàng phương Tây đang rời khỏi Việt Nam vì họ tập trung vào ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư, nhưng chúng tôi đang đặt cược vào sự tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ", Lee Sang-hoon, một giám đốc của Shinhan nói. "Chúng tôi đã phát triển bùng nổ vào năm ngoái, tạo ra hiệu ứng rất lớn".

Ông Lee nói thêm, "Việt Nam là một động lực tăng trưởng mới đối với chúng tôi. Bởi chúng tôi không thể khai thác thêm nhiều lợi nhuận ở thị trường quê nhà". 

Theo công ty nghiên cứu và dịch vụ giám sát tài chính Biinform của Seoul, tỷ lệ lãi ròng của các ngân hàng tại Việt Nam gấp khoảng hai lần so với ngân hàng ở Hàn Quốc năm 2017 (2,9% so với 1,63%). 

Nikkei: Các công ty Hàn Quốc đang muốn thân thiết hơn với Việt Nam thay vì Trung Quốc - Ảnh 5.

Shinhan đã chọn một trong những người Hàn Quốc được yêu mến nhất Việt Nam: huấn luyện viên bóng đá Park Hang-seo làm gương mặt đại diện. Năm ngoái, ông Park đã dẫn dắt Việt Nam đến ngôi vô địch trong AFF Suzuki Cup. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận xét: "Tôi nhận ra rằng hai nước đã trở thành bạn bè thân thiết hơn thông qua bóng đá, tôi thấy người dân Việt Nam vẫy cờ của cả Việt Nam và Hàn Quốc".

Ông Moon đang tìm cách tăng cường quan hệ với Việt Nam và khối ASEAN, nhằm tìm kiếm các mối quan hệ ngoại giao toàn diện hơn ngoài Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không phải là một chiều. Một chi nhánh nghiên cứu của tập đoàn đã xây dựng một trung tâm R & D tại thành phố Daegu, Hàn Quốc vào tháng 3.

Thái Trang

Nikkei Asian Review

Trở lên trên