Nikkei có lúc giảm 3,5% khi BOJ trở nên diều hâu, đồng yên tăng mạnh
Những động thái cứng rắn của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang gây áp lực lên cổ phiếu của các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, chẳng hạn như các doanh nghiệp xe hơi.
- 25-07-2024Đà bán tháo từ Phố Wall lan sang châu Á: TTCK ảm đạm, Nikkei giảm 3%, bước vào phiên giảm thứ 6 liên tiếp
- 02-07-2024Đồng yên tiếp tục chạm đáy 38 năm, Nikkei tăng vượt mốc 40.000 lần đầu tiên sau 3 tháng: Nguyên nhân xuất phát từ ông Donald Trump?
- 01-07-2024Phá đỉnh mọi thời đại nhưng Nikkei 225 vẫn chỉ đứng thứ 2, đây mới là TTCK hoạt động tốt nhất trong các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương nửa đầu năm 2024
- 03-06-2024Nikkei: Toyota, Honda cùng 3 hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác thừa nhận gian lận thử nghiệm an toàn, nhiều mẫu xe quen thuộc với người Việt bị yêu cầu ngừng giao cho khách
Trong phiên giao dịch 1/8, Nikkei 225 đã giảm mạnh tới 3,5% trước khi phục hồi lại ở mức giảm 2,62% trong bối cảnh đồng yên tăng lên đỉnh 4 tháng, với 148 yên đổi 1 USD.
Đồng yên tăng giá gây áp lực lên các ngành xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản như ô tô. Cổ phiếu Honda và Subaru lần lượt giảm 5,2% và 8,8% ở một số thời điểm. Cổ phiếu Toyota cũng có lúc giảm tới 7,2%.
Các dịch vụ hưởng lợi từ chi tiêu trong nước của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng. Cổ phiếu nhà điều hành chuỗi bách hóa Isetan Mitsukoshi Holdings cũng giảm tới 11,7%.
"Các cổ phiếu hưởng lợi từ đồng yên yếu đang bị bán ra trong khi các cổ phiếu hưởng lợi từ đồng yên mạnh, chẳng hạn như nhập khẩu hoặc chuỗi cửa hàng đồng giá, không có dấu hiệu bị giảm”, Chiến lược gia trưởng Tomochika Kitaoka của Nomura Securities cho biết.
Tuy nhiên, bản thân ông Kitaoka cũng nói rằng thị trường có thể đang "phản ứng quá mức” và có thể sẽ có thay đổi trong phiên giao dịch ngày mai.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã tuyên bố rằng ông sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất sau khi tuyên bố nâng lãi suất lên 0,25%. Quan điểm diều hâu này đã tác động mạnh tới tỷ giá đồng yên của Nhật Bản.
Tham khảo: Nikkei
Nhịp sống Thị trường