Nikkei: Dòng người di cư lên thành phố không có lỗi, hãy tối ưu quá trình đô thị hóa
Chắc chắn, các thành phố không chỉ là thị trường lao động mà còn là nơi sinh sống. Tuy nhiên, chúng không thể phát triển mạnh trừ khi chúng tạo thuận lợi doanh nghiệp và người lao động.
- 18-12-2019Kinh doanh gia đình: F2 ở Việt Nam có tính cam kết và tham vọng cao, nhưng lại có ít cơ hội để lãnh đạo
- 18-12-2019TS Đinh Ngọc Thạnh: Một người như mình thì chẳng làm được gì cả, nhưng một triệu bạn trẻ Việt Nam ra thế giới mang kiến thức về thì…
Các thành phố lớn luôn đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế, bằng cách đưa dòng lao động và doanh nghiệp kết nối với nhau, thúc đẩy sự đổi mới và chia sẻ các nguồn lực như cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn.
Vào năm 2050, Liên Hợp Quốc dự báo sẽ có 3 tỷ người sống ở các thị trấn và thành phố của khu vực châu Á, gần hai phần ba dân số của lục địa. Con số này tăng từ 1,8 tỷ, tương đương khoảng một nửa dân số, vào năm 2017.
Thật không may, các chính phủ có thể không tận dụng được tiềm năng của đô thị hóa như một động lực tăng trưởng và tạo việc làm. Họ nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, cung cấp nhà ở cho người thu nhập thấp quy hoạch đồng bộ. Các nhà hoạch định chính sách phải bắt đầu giải quyết điều này.
Đầu tiên, họ phải hiểu biết chính xác và chi tiết hơn về cách thức đô thị hóa. Các nguồn dữ liệu cần được cập nhật liên tục.
Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách phải coi các thành phố là thị trường lao động. Chắc chắn, các thành phố không chỉ là thị trường lao động mà còn là nơi sinh sống. Tuy nhiên, chúng không thể phát triển mạnh trừ khi chúng tạo thuận lợi doanh nghiệp và người lao động.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và hộ gia đình có thể dễ dàng di dời từ một phần của thành phố đến một thành phố khác; và bất động sản phải có giá cả phải chăng. Các thử nghiệm sử dụng Google Maps ở 278 thành phố tự nhiên cho thấy tình trạng tắc giao thông nghẽn đáng kể trong thời gian du lịch cao điểm ở nhiều thành phố lớn, như Metro Manila ở Philippines, Dhaka ở Bangladesh và Bengaluru ở Ấn Độ.
Hơn nữa, ở 199 thành phố, một phần tư của các chuyến đi được khảo sát không thể thực hiện bằng phương tiện giao thông công cộng, trong khi ba phần tư còn lại, di chuyển bằng phương tiện công cộng bao gồm đi bộ đến và đi từ trung tâm lâu gấp ba lần so với ô tô cá nhân.
Điều này cho thấy rõ rằng các thành phố châu Á phải đầu tư nhiều hơn vào giao thông công cộng hiệu quả nếu các doanh nghiệp muốn thu hút công nhân và phát triển. Hệ thống giao thông phải kết hợp tàu, xe bus, taxi, các dịch vụ gọi xe để cải thiện khả năng di chuyển.
Nhà giá rẻ cũng rất quan trọng để thu hút người lao động. Tuy nhiên, phân tích của chúng tôi cho thấy giá nhà đô thị đang vượt xa khả năng của các hộ gia đình có thu nhập trung bình ở hơn 90% thành phố.
Điều cần thiết để giải quyết đó là sự kết hợp giữa các chính sách về phía cầu và phía cung, bao gồm cả việc đánh giá lại các quy định sử dụng đất.
Cuối cùng, tăng trưởng đòi hỏi sự năng động trong tất cả các loại thành phố. Các thành phố được kết nối với nhau và với vùng nông thôn, thông qua các dòng hàng hóa, dịch vụ và con người. Tăng trưởng kinh tế quốc gia chỉ có thể mạnh mẽ và cân bằng khi đẩy mạnh được liên kết chặt chẽ với các thành phố cỡ trung bình và thậm chí các vùng nông thôn chuyên phân phối nông sản.
Điều này đòi hỏi đầu tư vào vận chuyển liên tỉnh hiệu quả. Do nhu cầu cạnh tranh về tài trợ công, các thành phố có thể tập trung thu hút nguồn tài trợ của khu vực tư nhân nhiều hơn.
Đô thị hóa ổn định sẽ tạo ra những cơ hội chưa từng có cho khu vực để đảm bảo tăng trưởng dài hạn mạnh mẽ và tạo ra việc làm tốt.